Trà Vinh nhân rộng giá trị tốt đẹp của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Thanh Hà |

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh mong muốn Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ tiếp tục được tổ chức hiệu quả để mỗi khu dân cư luôn đoàn kết, gắn bó, đồng tâm thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Trà Vinh ngày no ấm, giàu đẹp.

Theo TTXVN, ngày 23.5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Trà Vinh tổng kết 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003 - 2023.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh Kim Ngọc Thái biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được sau 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội đã đem đến sự ấm áp, thân tình cho mọi người dân ở khu dân cư, mọi thành phần trong xã hội. Đáng phấn khởi là mỗi người dân khi tham gia ngày hội đã ý thức được sự gắn bó giữa cá nhân, gia đình mình và cộng đồng.

Để nâng cao chất lượng, nhân rộng những giá trị tốt đẹp của Ngày hội trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh Kim Ngọc Thái yêu cầu Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh xem việc tổ chức Ngày hội hàng năm là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cần tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Ngày hội đảm bảo chặt chẽ từ hình thức đến nội dung.

Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh cần có các hoạt động thi đua thiết thực, phấn đấu mỗi khu dân cư, mỗi địa phương đều có ít nhất một công trình cụ thể trong dịp tổ chức Ngày hội như xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, nhà Đại đoàn kết, nhà Tình thương, các công trình thắp sáng đường quê…

Đồng thời, Mặt trận các cấp biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân, gia đình tiêu biểu, có nhiều thành tích, đóng góp trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước và tham gia xây dựng cộng đồng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ tiếp tục được tổ chức hiệu quả để mỗi khu dân cư luôn đoàn kết, gắn bó, đồng tâm thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Trà Vinh ngày no ấm, giàu đẹp.

20 năm qua, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc càng được đổi mới, sâu sắc hơn về ý nghĩa và thắt chặt hơn lòng tin của các tầng lớp nhân dân đối với tổ chức Đảng, chính quyền trong tỉnh. Đây thực sự là diễn đàn để tổ chức Đảng, chính quyền lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân góp ý; người dân hiến kế xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh và khởi xướng cho các phong trào thi đua yêu nước của toàn dân.

Thông qua những Ngày hội Đại đoàn kết, qua 20 năm, nhân dân trong tỉnh đã đóng góp xây dựng, sửa chữa 5.506 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở; trao tặng 206.825 phần quà cho hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn; hiến hơn 2,19 triệu m2 đất và đóng góp trên 291.460 ngày công lao động để xây dựng đường giao thông, trường học, trạm xá, 263 công trình dân sinh và xây dựng nông thôn mới.

Toàn tỉnh có hơn 268.000 gia đình văn hóa, đạt 95,67%; 752 khu dân cư văn hóa, đạt 99,47%; 19 phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, đạt 90,47%; hơn 25.500 lượt người được biểu dương gương người tốt, việc tốt. Tỉnh có 85/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 38 xã nông thôn mới nâng cao; 8/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen 23 tập thể và 19 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tham gia tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc giai đoạn 2003-2023.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Sôi nổi Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực"

Ái Vân |

Thông qua ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực", Ban tổ chức mong muốn trang bị kiến thức, kỹ năng, tạo môi trường giao lưu, cổ vũ tinh thần hăng say làm việc cho thanh niên công nhân nâng cao hiệu suất công việc, góp phần phát triển doanh nghiệp, địa phương và đất nước.

Bến nước đầu nguồn trong tiềm thức người đồng bào Ê đê ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Với đa số đồng bào dân tộc thiểu số người Ê đê ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ lớp lớp thế hệ đã qua, bến nước đầu nguồn luôn được xem là nguồn sống của buôn làng họ. Ngày nay, những bến nước đầu nguồn của người Ê đê vẫn được duy trì như một nét văn hóa đặc sắc được gìn giữ qua các thế hệ.

Gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở Nam Phi với quê hương đất nước

Song Minh (Theo TTXVN) |

Ban liên lạc cộng đồng người Việt Nam tại Nam Phi (lâm thời) đã chính thức ra mắt, trở thành nhóm chính thống làm cầu nối giữa những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trên mọi miền của đất nước Cầu vồng.

Sôi nổi Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực"

Ái Vân |

Thông qua ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực", Ban tổ chức mong muốn trang bị kiến thức, kỹ năng, tạo môi trường giao lưu, cổ vũ tinh thần hăng say làm việc cho thanh niên công nhân nâng cao hiệu suất công việc, góp phần phát triển doanh nghiệp, địa phương và đất nước.

Bến nước đầu nguồn trong tiềm thức người đồng bào Ê đê ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Với đa số đồng bào dân tộc thiểu số người Ê đê ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ lớp lớp thế hệ đã qua, bến nước đầu nguồn luôn được xem là nguồn sống của buôn làng họ. Ngày nay, những bến nước đầu nguồn của người Ê đê vẫn được duy trì như một nét văn hóa đặc sắc được gìn giữ qua các thế hệ.

Gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở Nam Phi với quê hương đất nước

Song Minh (Theo TTXVN) |

Ban liên lạc cộng đồng người Việt Nam tại Nam Phi (lâm thời) đã chính thức ra mắt, trở thành nhóm chính thống làm cầu nối giữa những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trên mọi miền của đất nước Cầu vồng.