Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào

HỮU CHÁNH |

Hướng thiện là giá trị đạo đức rất bền vững của các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Trải qua các thời kỳ của đất nước, qua nhiều thay đổi của hoàn cảnh xã hội, giá trị ấy vẫn tiếp tục được nhân lên trên mỗi bước đi của dân tộc Việt Nam.

Công giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng bào Công giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, “đồng hành cùng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, đồng bào Công giáo tiếp tục kề vai cùng nhân dân cả nước vượt qua khó khăn, thử thách, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao vị thế con người và đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Từ đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 và Huấn từ của Đức Giáo hoàng Benedict XVI: “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”, người Công giáo đã chủ động tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động.

Với nội dung thiết thực, nhất là lĩnh vực từ thiện xã hội và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào thi đua yêu nước đã góp phần tích cực vào chăm lo đời sống an sinh, phát triển kinh tế, kiến thiết hạ tầng…

Hướng thiện là giá trị đạo đức rất bền vững của các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Trải qua các thời kỳ của đất nước, qua nhiều thay đổi của hoàn cảnh xã hội, giá trị ấy vẫn tiếp tục được nhân lên trên mỗi bước đi của dân tộc Việt Nam.

Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam cho biết, với số lượng tín đồ đông thứ hai so với các tôn giáo khác tại nước ta, hoạt động từ thiện của các tổ chức Công giáo xuất phát từ cái tâm thực sự đã thu hút được nguồn lực lớn để đóng góp cho xã hội qua các hoạt động an sinh. Nguồn lực ấy mang lại ý nghĩa lớn trong bối cảnh nước ta chịu nhiều áp lực từ dịch bệnh vừa qua.

Các tình nguyện viên Công giáo tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Hữu Chánh.
Các tình nguyện viên Công giáo tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Hữu Chánh.

Các tu sĩ, chức việc và giáo dân đã phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của đạo Công giáo, vượt qua hiểm nguy, cùng lực lượng y tế và các chiến sĩ tham gia nơi tuyến đầu phòng, chống dịch, đặc biệt là chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Bên cạnh đó, đồng bào Công giáo đã chung tay ủng hộ hàng chục tỷ đồng để phòng, chống dịch. Những chuyến hàng cứu trợ từ các giáo xứ trên khắp miền đất nước đã đến với người dân vùng phong tỏa tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...

"Đây là nghĩa cử cao đẹp của tình đồng bào trong khối đại đoàn kết dân tộc mà người Công giáo là một bộ phận không những không tách rời mà luôn đồng hành cùng dân tộc", Linh mục Giuse Trần Xuân Mạnh nói.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Theo dòng lịch sử, đồng bào Công giáo luôn đồng hành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sống tốt đời, đẹp đạo. Các giáo phận, giáo xứ, dòng tu Công giáo tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, bác ái; đặc biệt là chung tay cùng các lực lượng trong phòng, chống dịch COVID-19, mang lại những tình cảm ấm áp, hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Công giáo và phong trào thi đua yêu nước

Vừa qua đã diễn ra Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.

Báo cáo tại Hội nghị cho biết, 2 năm qua, nhờ có sự chỉ đạo sát sao của 2 Ban Thường trực trong tổ chức và triển khai các công việc của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đã giúp cho phong trào thi đua yêu nước của đồng bào Công giáo Việt Nam và Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam hoạt động có hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam trong 2 năm vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu tập hợp, phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết của đồng bào giáo dân trong xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, 2 bên đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các linh mục, tu sĩ, nam nữ giáo dân đồng lòng chung sức cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vaccine phòng COVID-19, từ đó đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế với nhiều tín hiệu khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá, qua thực tiễn triển khai, các phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, nhất là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" đã được đồng bào giáo dân thực hiện và đạt kết quả tốt, làm tiền đề bước sang giai đoạn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh 2021-2025... Từ đó góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh.

Đề cập những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phối hợp thời gian tới, đồng chí Đỗ Văn Chiến đề nghị, 2 bên cần phối hợp chặt chẽ trong việc định hướng, chỉ đạo tốt Đại hội đại biểu “Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” các tỉnh, thành phố trong năm 2022, tiến tới Đại hội đại biểu “Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 vào cuối năm 2023.

Hai bên cần tiếp tục tăng cường vận động, tuyên truyền thuyết phục để nâng cao được vị thế, vai trò quan trọng của Ủy ban Đoàn kết Công giáo các cấp, để đây thật sự là cầu nối vững chắc kết nối giữa các cơ quan của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhân dân.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Đoàn kết là sức mạnh để công nhân, người lao động vượt qua khó khăn

HỮU CHÁNH |

Thông qua phát động phong trào toàn dân đoàn kết ra sức phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức Công đoàn đã khơi dậy được tinh thần yêu nước, tương thân, tương ái, huy động được mọi tầng lớp nhân dân cùng hăng hái tham gia đóng góp ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch.

Phật giáo Sóc Trăng phát huy tinh thần đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc

Phạm Đông |

Trong nhiệm kỳ 2022-2027, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đề ra nhiệm vụ phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tập hợp sức mạnh, trí tuệ tập thể, chung tay tích cực nhiều công tác xã hội an dân. Đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ các phật tử khó khăn.

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đại dịch

HỮU CHÁNH |

Hơn 130 ngày đêm căng mình phòng, chống dịch COVID-19 cũng là khoảng thời gian hệ thống Mặt trận Tổ quốc TP.HCM phát huy vai trò đoàn kết sức mạnh toàn dân cho công tác phòng, chống dịch. 

Đoàn kết là sức mạnh để công nhân, người lao động vượt qua khó khăn

HỮU CHÁNH |

Thông qua phát động phong trào toàn dân đoàn kết ra sức phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức Công đoàn đã khơi dậy được tinh thần yêu nước, tương thân, tương ái, huy động được mọi tầng lớp nhân dân cùng hăng hái tham gia đóng góp ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch.

Phật giáo Sóc Trăng phát huy tinh thần đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc

Phạm Đông |

Trong nhiệm kỳ 2022-2027, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đề ra nhiệm vụ phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tập hợp sức mạnh, trí tuệ tập thể, chung tay tích cực nhiều công tác xã hội an dân. Đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ các phật tử khó khăn.

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đại dịch

HỮU CHÁNH |

Hơn 130 ngày đêm căng mình phòng, chống dịch COVID-19 cũng là khoảng thời gian hệ thống Mặt trận Tổ quốc TP.HCM phát huy vai trò đoàn kết sức mạnh toàn dân cho công tác phòng, chống dịch.