Nỗ lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Phú Thọ

Anh Vũ |

Tuy còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhưng tỉnh Phú Thọ vẫn đang cố gắng thực hiện mục tiêu.

Nhờ vào những nỗ lực trong việc giải ngân vốn từ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng hàng trăm công trình giao thông, thủy lợi, trường học và cơ sở y tế phục vụ cộng đồng vùng dân tộc, miền núi. Đây chính là những bước khởi đầu quan trọng, giúp cộng đồng dân tộc thiểu số tăng cường nội lực và tin tưởng vào các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, từ năm 2021 đến tháng 6.2023, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 40%. Theo đó, đến nay đã có 204 công trình trên toàn tỉnh được hỗ trợ đầu tư, trong đó có 123 công trình giao thông, 8 công trình thủy lợi, 26 công trình trường học và 4 công trình y tế.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, nguồn vốn đã được tập trung đầu tư chủ yếu vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu, việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia vẫn còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân các dự án.

Trạm bơm tiêu Sơn Tình với tổng công suất 12.000m3/h, phục vụ bơm tiêu úng cho 16 xã của huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Ảnh: Anh Vũ
Trạm bơm tiêu Sơn Tình với tổng công suất 12.000 m3/h, phục vụ bơm tiêu úng cho 16 xã của huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Ảnh: Anh Vũ

Ngân sách Trung ương vẫn chậm, mức kinh phí chưa đáp ứng đúng tiến độ. Việc triển khai các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành cũng gặp trục trặc, đặc biệt là về vốn sự nghiệp. Khả năng huy động nguồn lực ngoài ngân sách vào vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn và cần sự lồng ghép chặt chẽ hơn.

Tập trung hoàn thành mục tiêu quốc gia

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Phú Thọ đặt ra mục tiêu tăng thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số lên gấp đôi so với năm 2020, giảm tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm 2%, đưa ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Tỉnh cũng đang tập trung huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ.

Để đạt được những mục tiêu này, dự kiến tổng số vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 tại Phú Thọ lên tới 3.461 tỉ đồng. Các dự án sẽ tập trung vào giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, cũng như phát triển các ngành nông nghiệp bền vững và hỗ trợ giáo dục đào tạo.

Từ nguồn vốn, Phú Thọ sẽ triển khai 10 dự án thành phần, bao gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Phú Thọ cũng đã đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương và các bộ ngành sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cần thiết để giúp địa phương triển khai các dự án một cách hiệu quả. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo tiến độ và chất lượng của các dự án trong Chương trình mục tiêu Quốc gia này.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Dựa vào dân, lấy dân là gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tinh thần dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hoá, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xúc tiến đầu tư các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm, hội chợ, giao lưu, diễn đàn, các lễ hội gắn với thương mại du lịch.

Tặng hàng trăm suất quà cho nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế tặng hàng trăm suất quà cho lực lượng vũ trang và nhân dân các bản tiếp giáp hai bên biên giới Việt Nam - Lào.

Dựa vào dân, lấy dân là gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tinh thần dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hoá, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xúc tiến đầu tư các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm, hội chợ, giao lưu, diễn đàn, các lễ hội gắn với thương mại du lịch.

Tặng hàng trăm suất quà cho nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế tặng hàng trăm suất quà cho lực lượng vũ trang và nhân dân các bản tiếp giáp hai bên biên giới Việt Nam - Lào.