Lễ hội Katê, sản phẩm du lịch đầy tiềm năng của người Chăm

Anh Vũ |

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm với mục đích phục vụ phát triển du lịch.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Đề án triển khai bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của Lễ hội Katê được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người Chăm tại đây.

Bên cạnh đó, nó cũng đồng thời hướng đến mục tiêu đưa Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có sức thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước tới tham quan và tìm hiểu.

Lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cộng đồng người Chăm Bàlamôn, lễ hội Kate đóng vai trò như một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm; phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật.

Cùng với đó, nó còn thể hiện nhiều mặt liên quan đến sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào Chăm. Lễ hội Katê phản ánh sâu sắc những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng người Chăm Bàlamôn, thể hiện sự thành kính và biết ơn công lao của các vị thần linh, tổ tiên đã tạo dựng, bảo bọc và chở che cho con cháu được khỏe mạnh, cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc.

Có quá trình hình thành, tồn tại từ lâu đời trong lịch sử, Lễ hội Katê đã được người Chăm duy trì cho đến ngày nay. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng 6 và kéo dài đến giữa tháng 7 theo lịch Chăm, trong một không gian rộng lớn theo nghi thức truyền thống. Đầu tiên, người Chăm sẽ tổ chức lễ hội tại các đền, tháp, sau đó đến các làng Chăm, gia đình các vị sư cả, chức sắc và các gia đình người Chăm Bàlamôn.

Lễ hội Katê có quy mô lớn, kéo dài ngày, diễn ra ở nhiều không gian và thời gian khác nhau. Cũng vì thế, đối tượng tham gia lễ hội khá đa dạng, không chỉ gói gọn trong cộng đồng người Chăm mà còn có sự tham gia của đồng bào các dân tộc anh em sinh sống lân cận như: Kinh, Raglai, Cờho, Hoa, Tày, Nùng... và du khách.

a
Người Chăm trong lễ hội Katê. Ảnh: Anh Vũ

Đây là một trong 5 lễ hội đặc sắc của tỉnh Bình Thuận, đã được đưa vào Danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt ngày 4.4.2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 776/QĐ-VHTTDL về việc đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tuy nhiên, công tác quản lý và tổ chức Lễ hội Katê vẫn còn một số mặt hạn chế như: Môi trường cảnh quan, không gian các đền, tháp, nhà làng - nơi diễn ra Lễ hội - chưa được quan tâm đầu tư, cải tạo và nâng tầm tương xứng; công tác tuyên truyền, quảng bá về nét đặc sắc của Lễ hội chưa được chú trọng.

Để bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của Lễ hội Katê, tỉnh Bình Thuận sẽ tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành chức năng trong công tác quản lý, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác quản lý và tổ chức Lễ hội Katê trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về ý nghĩa, giá trị và nét đặc sắc của Lễ hội, địa phương tăng cường nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho các hoạt động tu bổ, tôn tạo các đền, tháp và cải tạo môi trường cảnh quan, không gian các đền, tháp, nhà làng đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

Tỉnh Bình Thuận cũng mong muốn Ban Tổ chức Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư (Phan Thiết) và các địa phương khác tăng cường kết nối, gửi chi tiết lễ hội cho các công ty lữ hành để quảng bá và đưa vào chương trình thăm quan; tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút du khách.

Đồng thời, các chức sắc tôn giáo, nghệ nhân, trí thức, bậc cao niên người Chăm có am hiểu và nắm giữ vốn văn hóa phi vật thể nói chung và Lễ hội Katê nói riêng cần quan tâm, chú trọng đến việc thường xuyên trao truyền, hướng dẫn cách thức thực hành các nghi lễ trong Lễ hội cho thế hệ trẻ để tạo sự kết nối trong việc kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội, tránh nguy cơ bị thất truyền hay mai một trong tương lai.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Nỗ lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Phú Thọ

Anh Vũ |

Tuy còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhưng tỉnh Phú Thọ vẫn đang cố gắng thực hiện mục tiêu.

Việt Nam quan tâm, chăm lo cho các phật tử phái Nam Tông Khmer

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bảo vệ quyền con người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của người dân; trong đó quan tâm, chăm lo cho các phật tử của phái Nam Tông Khmer.

Dựa vào dân, lấy dân là gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tinh thần dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hoá, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nỗ lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Phú Thọ

Anh Vũ |

Tuy còn một số yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhưng tỉnh Phú Thọ vẫn đang cố gắng thực hiện mục tiêu.

Việt Nam quan tâm, chăm lo cho các phật tử phái Nam Tông Khmer

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bảo vệ quyền con người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của người dân; trong đó quan tâm, chăm lo cho các phật tử của phái Nam Tông Khmer.

Dựa vào dân, lấy dân là gốc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Vương Trần |

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tinh thần dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hoá, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.