Gìn giữ, phát huy truyền thống với tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc

Anh Vũ |

Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Từ ngày 22 đến ngày 26.11.2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, thành phố Hà Nội, tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 sẽ được tổ chức.

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” là sự kiện thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Chương trình được tổ chức nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; đồng thời tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch thiết thực chào mừng 93 năm Ngày Truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18.11.1930 - 18.11.2023) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11).

Chương trình được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Qua tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”, Ban tổ chức mong muốn lan toả, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hoá 54 dân tộc Việt Nam.

Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đề ra.

Trong tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”, có sự tham gia của khoảng hơn 200 đồng bào của các dân tộc như Tày, Nùng, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Bahnar, Cơ Tu, Xê Đăng, Gia Rai, Raglai, Dao, Mông, cũng như các đoàn nghệ nhân đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.

a
Trong khuôn khổ tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023, các nghi lễ đặc biệt từ đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được trình diễn. Ảnh: Anh Vũ

Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 có nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm chương trình khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023 và Ngày hội trình diễn cây nêu, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II, năm 2023; Triển lãm “ Sắc màu các dân tộc Việt Nam” với 160 tác phẩm nhiếp ảnh về 54 dân tộc Việt Nam thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trong khuôn khổ tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023, các nghi lễ đặc biệt từ đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được trình diễn, trong đó có lễ Cấp sắc (lẩu pụt); hát Sli của đồng bào dân tộc Nùng ở Bắc Kạn. Đây là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.

Cùng với đó, đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ tái hiện Lễ hội Pôồn Pôông (lễ hội thưởng hoa), giới thiệu nét đẹp trang phục Mường và một số nét văn hóa diễn xướng, ẩm thực, trò chơi dân gian đặc trưng.

Ngày hội trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc.

Nhờ đó, tăng cường việc kế thừa, thực hành văn hóa để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, sẽ có Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc; giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương gắn với cây nêu; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; chế biến và giới thiệu ẩm thực địa phương…

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Chung sức, tự nguyện góp công, góp của xây dựng thôn A Liêng bình yên

Thanh Hà |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và các thành viên đoàn công tác đã trao tặng 10 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 600 triệu đồng cho xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam; tặng quà học sinh, người nghèo, người uy tín và người có công; tặng quà tập thể và cán bộ 3 thôn A Liêng, Ga Lê và Tà Đắc...

Đại đoàn kết là cội nguồn sức mạnh để đất nước vững bước tiến lên

VƯƠNG TRẦN |

Dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tại tỉnh Phú Yên, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, bước vào giai đoạn phát triển mới, Đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước chúng ta vững bước tiến lên.

Yên Bái tôn vinh người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đại Long |

Ngày 10.11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chung sức, tự nguyện góp công, góp của xây dựng thôn A Liêng bình yên

Thanh Hà |

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và các thành viên đoàn công tác đã trao tặng 10 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 600 triệu đồng cho xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam; tặng quà học sinh, người nghèo, người uy tín và người có công; tặng quà tập thể và cán bộ 3 thôn A Liêng, Ga Lê và Tà Đắc...

Đại đoàn kết là cội nguồn sức mạnh để đất nước vững bước tiến lên

VƯƠNG TRẦN |

Dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tại tỉnh Phú Yên, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, bước vào giai đoạn phát triển mới, Đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước chúng ta vững bước tiến lên.

Yên Bái tôn vinh người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đại Long |

Ngày 10.11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.