Đồng bào Si La “giữ đẹp, dẹp xấu”, xây dựng nếp sống văn minh

ĐÔNG PHONG |

Đồng bào dân tộc Si La đang chung tay giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc để phát huy trong đời sống cộng đồng.

Những ngày cuối năm 2023, men theo con đường ngược dòng sông Đà, chúng tôi đến bản Seo Hai, xã Can Hồ (Mường Tè, Lai Châu) tìm gặp bà Hù Thị Xuân (73 tuổi, dân tộc Si La).

Bà Xuân từng là giáo viên và là Chủ tịch Hội phụ nữ xã Can Hồ, là một trong những người tiên phong đứng lên vận động bà con xóa bỏ hủ tục, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Vốn hiểu biết về văn hóa dân tộc mình, bà Xuân đã không ngừng giáo dục con cháu nâng cao nhận thức về văn hóa Si La.

Ngoài ra, bà còn tổ chức sưu tầm, truyền dạy các bài hát, điệu múa cho cho Đoàn Thanh niên và Chi hội phụ nữ bản; thành lập các đội văn nghệ, câu lạc bộ hát tiếng Si La, tham gia cùng cơ quan chuyên môn nghiên cứu và biên soạn tài liệu lưu giữ về những nét văn hóa của dân tộc Si La…

“Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Si La khá phong phú và đa dạng. Ngoài các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi truyền thống của dân tộc Si La, còn có nhiều nghi lễ liên quan đến truyền thống gia đình, cộng đồng như thờ cúng tổ tiên, tết năm mới, lễ cúng bản, lễ gieo hạt tượng trưng, lễ cơm mới…

Có thời điểm, các phong tục này có nguy cơ bị mai một, nhưng nhờ chính quyền địa phương quan tâm nên đã được bảo tồn và phát huy” - bà Hù Cố Xuân chia sẻ.

Ông Trần Thanh Đạm - Chủ tịch UBND xã Can Hồ - cho hay, người Si La chỉ có ở huyện Mường Tè và sinh sống ở 2 bản Seo Hay, Sì Thâu Chải, xã Can Hồ với trên 500 người.

Thời gian qua, địa phương phát động phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá; khuyến khích bà con người Si La gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Đến nay, phong trào đã đi sâu vào trong thực nếp nhà của người dân.

Ông Trần Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu - cho biết, các nét đẹp văn hóa và lễ hội của các dân tộc Si La được tỉnh đưa vào danh mục tổ chức thực hiện hàng năm và được hỗ trợ kinh phí cho tổ chức thực hiện phục dựng và duy trì.

Đặc biệt, nhờ có Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 đã giúp Lai Châu có thêm nguồn lực để hỗ trợ, đầu tư bảo tồn được nhiều di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với những dân tộc còn khó khăn đặc thù.

ĐÔNG PHONG
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông giảm nghèo hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Thay vì cho "con cá", các cấp ngành ở huyện Tuy Đức đã trao "cần câu" cho nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập từng bước giảm nghèo bền vững.

Mang xuân đến với đồng bào biên giới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, mang xuân sớm cho bà con vùng biên giới huyện A Lưới.

Nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo Tết cho đồng bào biên giới A Lưới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Nhiều hoạt động ý nghĩa, nhiều phần quà Tết được bộ đội biên phòng phối hợp với các đơn vị trao tặng cho đồng bào khu vực biên giới huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).

Đắk Nông giảm nghèo hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Thay vì cho "con cá", các cấp ngành ở huyện Tuy Đức đã trao "cần câu" cho nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập từng bước giảm nghèo bền vững.

Mang xuân đến với đồng bào biên giới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, mang xuân sớm cho bà con vùng biên giới huyện A Lưới.

Nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo Tết cho đồng bào biên giới A Lưới

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Nhiều hoạt động ý nghĩa, nhiều phần quà Tết được bộ đội biên phòng phối hợp với các đơn vị trao tặng cho đồng bào khu vực biên giới huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).