Tinh thần đoàn kết, sáng tạo sẽ tạo ra được nhiều thành tựu trong sản xuất

Phạm Đông |

Theo PGS.TS Đào Duy Quát, đại đoàn kết dân tộc sẽ tạo ra nguồn sức mạnh, nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lao động sản xuất.

Đoàn kết trong lao động sản xuất

Trong những năm qua, công tác an sinh xã hội luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp công đoàn quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tổ chức công đoàn.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Đào Duy Quát – nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, việc phát triển kinh tế luôn được Đảng, Nhà nước ta gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội. Trong đó từng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phải gắn chặt với công bằng xã hội. Tất cả những chính sách này để đạt đến mục tiêu mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, được học hành, được tự do hạnh phúc. Mục tiêu quan trọng nhất đó chính là mọi con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, khỏi bất công và sự tha hoá.

Theo ông Quát, trong tiến bộ xã hội, việc chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau không phải là lời hô hào suông. Chính sách xoá đói giảm nghèo là một trong những chiến lược, chính sách kinh tế lớn, rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, tổ chức Công đoàn, người lao động đã có những hoạt động từ thiện, đóng góp cùng cả nước chung tay xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là với người lao động gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Để làm tốt công tác này, nước ta đã hướng tới việc chăm lo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người lao động. Có thể cung cấp vốn, đất đai, tạo mọi điều kiện cho người lao động tham gia sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, những dự án để phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng góp phần thu hút được nguồn lao động cho các địa phương.

PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.
PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.

Bằng các chính sách, các cấp chính quyền và tổ chức Công đoàn cần tạo cho người lao động "chiếc cần câu" chứ không phải cho họ sẵn "con cá". Cần phải sớm xoá đi những phân cực giàu nghèo, xoá đi khoảng cách để mọi người lao động từng bước tiến lên, không để một ai bị bỏ lại phía sau.

Hiện nay, những chính sách đoàn kết, tương thân tương ái trong lúc dịch bệnh đã được toàn dân, người lao động trên cả nước hưởng ứng. Điều này đã tạo thành các phong trào, phát huy được tinh thần đại đoàn kết - sức mạnh lớn nhất của dân tộc ta. Do đó, mỗi khi có dịch bệnh, có thiên tai thì cả dân tộc cùng chung sức tham gia.

Tổ chức công đoàn đã tập hợp, huy động được sức mạnh của đông đảo người lao động trên cả nước, tạo ra được sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để phát triển kinh tế xã hội. Đây được xem là điểm sáng của nước ta trong suốt chiều dài lịch sử.

Với yêu cầu trong cuộc cách mạnh 4.0 hiện nay, mọi người dân, người lao động cần phải học tập, trang bị những kiến thức để đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngoài ra, nước ta cũng cần quan tâm hơn nữa trong việc tạo đất đai sản xuất cho người nông dân, việc làm cho người lao động cả thành thị và nông thôn.

"Khi được đào tạo, giáo dục bài bản, những hệ ý thức, tri thức, kỹ năng của người lao động sẽ từng bước được nâng cao. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái sẽ được phát huy rất cao. Chỉ có được đào tạo bài bản, đoàn kết tập thể sẽ giúp người lao động sáng tạo, tạo ra được nhiều thành tựu trong lao động sản xuất" - ông Đào Duy Quát nhấn mạnh.

Công nhân KCN Đình Trám (Việt Yên, Bắc Giang) trở lại làm việc sau thời gian nghỉ do dịch COVID-19. Ảnh: H.A.
Công nhân KCN Đình Trám (Việt Yên, Bắc Giang) trở lại làm việc sau thời gian nghỉ do dịch COVID-19. Ảnh: H.A.

Nhiều hoạt động an sinh xã hội thiết thực

Cùng nói về vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội cho hay, trong thời gian qua, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện luôn được các cấp công đoàn tích cực tham gia. Trong đó, những chương trình nhà ở "Mái ấm Công đoàn" được duy trì và đạt hiệu quả tích cực. Các tổ chức công đoàn đã hỗ trợ làm nhà mới và sửa nhà cho nhiều gia đình lao động có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Đồng thời, các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tổ chức trao tặng quà cho các trường mầm non, các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các hộ nghèo. Để chung sức xây dựng nông thôn mới, các cấp công đoàn trong cả nước cũng tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ tham gia đóng góp, ủng hộ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nơi cư trú.

Do đó, bà An cho rằng, công tác đảm bảo an sinh xã hội đã tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao của các cấp công đoàn, góp phần đảm bảo ổn định xã hội, từng bước nâng cao đời sống trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và nhân dân.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).