Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa ở Tuyên Quang

Thanh Hà |

Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở 5 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hóa và Hàm Yên đạt tăng trưởng bình quân 4,55%/năm.

Theo TTXVN, nhằm thúc đẩy phát triển các loại hình thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa đến năm 2025.

Theo đó, chương trình được tỉnh triển khai trên địa bàn 5 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hóa và Hàm Yên.

Để thực hiện phát triển các loại hình thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tỉnh Tuyên Quang tập trung vào một số giải pháp như xây dựng và triển khai cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập mô hình mua bán, phân phối hàng hóa để kết nối cung cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp quy mô thị trường của từng địa bàn.

Cùng với đó, tỉnh Tuyên Quang khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn thiện công nghệ, đăng ký bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ, ghi nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương.

Đặc biệt hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu... để quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và tìm kiếm đối tác, hợp tác phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Tới đây, tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ gắn với hoạt động du lịch, xây dựng danh mục dự án đầu tư, thương mại, du lịch và thu hút đầu tư triển khai thực hiện dự án tại các khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặt khác, khuyến khích phát triển doanh nghiệp là người địa phương tham gia hoạt động thương mại, hỗ trợ kết nối, tạo dựng mối liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp thương mại với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh… Đồng thời, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển các mô hình thương mại - dịch vụ gắn sản xuất, chế biến với lưu thông, phân phối hàng hóa tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở 5 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Na Hang, Chiêm Hóa và Hàm Yên đạt tăng trưởng bình quân 4,55%/năm; có trên 70% sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đồng thời, phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng được đưa vào hệ thống phân phối trong, ngoài tỉnh và hướng đến xuất khẩu.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tỉnh Tuyên Quang đạt 17.458 tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ; toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP (đứng thứ 4 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc). Năm 2023, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 29.000 tỷ đồng.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

An Giang triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách về tôn giáo, dân tộc

TTXVN |

Các chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời, thông thoáng, giúp An Giang thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc; trong đó có cộng đồng Hồi giáo - đồng bào dân tộc Chăm.

Công đoàn giúp bà con dân tộc thiểu số xây nhà

ĐOÀN HƯNG |

Liên đoàn Lao động huyện Hải Hà (Quảng Ninh) luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội. Qua đó lan tỏa hơn nữa tinh thần tương thân tương ái, vì cuộc sống cộng đồng.

Gắn giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

LƯƠNG HẠNH |

Theo một số chuyên gia, hiện nay, các ngành dịch vụ, du lịch và kỹ thuật, công nghệ đang thu hút đông đảo sinh viên đăng ký theo học. Tuy nhiên, để sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, cần sự nỗ lực từ cả 3 bên: Bản thân sinh viên, cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp.

An Giang triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách về tôn giáo, dân tộc

TTXVN |

Các chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời, thông thoáng, giúp An Giang thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc; trong đó có cộng đồng Hồi giáo - đồng bào dân tộc Chăm.

Công đoàn giúp bà con dân tộc thiểu số xây nhà

ĐOÀN HƯNG |

Liên đoàn Lao động huyện Hải Hà (Quảng Ninh) luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội. Qua đó lan tỏa hơn nữa tinh thần tương thân tương ái, vì cuộc sống cộng đồng.

Gắn giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

LƯƠNG HẠNH |

Theo một số chuyên gia, hiện nay, các ngành dịch vụ, du lịch và kỹ thuật, công nghệ đang thu hút đông đảo sinh viên đăng ký theo học. Tuy nhiên, để sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, cần sự nỗ lực từ cả 3 bên: Bản thân sinh viên, cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp.