Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh: Đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh

Vương Trần |

Ngày 2.9.1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta. Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2022), bài học về tinh thần đại đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa trong bối cảnh mới.

Cội nguồn sức mạnh

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2.9 là cuộc hồi sinh vĩ đại của một dân tộc biết nương tựa vào nhau, chung sức đồng lòng vì độc lập, tự do của Tổ quốc. 

Với thắng lợi này, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của đế quốc thực dân và lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đoàn kết đã mang lại quyền tự do cho nhân dân Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam từ địa vị của những người dân mất nước trở thành người dân làm chủ chính đất nước, vận mệnh của bản thân họ.

Nhà nghiên cứu văn hoá, TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) phân tích, một trong những bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9 chính là tinh thần đoàn kết là cội nguồn sức mạnh chiến thắng của nhân dân ta.

Nếu vì quyền lợi cục bộ, địa phương và vì cá nhân thì Cách mạng tháng Tám đã không thể thành công.

Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như phát triển của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của nhân dân Việt Nam.

Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Tiếp tục phát huy truyền thống quý báu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”.

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng, khát vọng dân tộc được độc lập, tự do và thống nhất, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc là mẫu số chung, là điểm gốc để quy tụ tất cả mọi người dân Việt Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc.

Vì thế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận thống nhất chính là để tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Phấn đấu vì nước Việt Nam giàu mạnh

PGS.TS Lê Quốc Lý (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đem lại những thành tựu to lớn.

PGS.TS Lê Quốc Lý - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Vương Trần
PGS.TS Lê Quốc Lý - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Vương Trần

92 năm qua từ khi có Đảng lãnh đạo, 77 năm từ ngày độc lập, thực hiện xuyên suốt và nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc phù hợp với tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chính tinh thần đoàn kết và phát huy sức mạnh toàn dân tộc đã làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng “đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đánh giá những thành tựu đạt được, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá.

Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh: Từ Tân Trào đến quảng trường Ba Đình lịch sử

Văn Tùng |

Từ căn cứ địa cách mạng Tân Trào (Tuyên Quang) những chủ trương, quyết sách quan trọng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định. Trong đó có Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội (8.1945) để phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước với đỉnh cao là sự thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Học Bác Hồ về trọng dụng người tài kiến quốc trong bối cảnh mới

Vương Trần thực hiện |

Trong những ngày đầu giành được chính quyền cách mạng, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vấn đề “kiến quốc” là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, đòi hỏi phải tập hợp được những người có đức, có tài cùng “gánh vác” việc nước. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư tưởng hòa hợp, thân dân trong thu hút và trọng dụng nhân tài. 

Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của UNDP với người dân vùng sâu vùng xa

Hải Anh |

Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đánh giá cao vai trò của UNDP trong việc hỗ trợ những người dân ở vùng sâu vùng xa và dễ bị tổn thương. 

Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh: Từ Tân Trào đến quảng trường Ba Đình lịch sử

Văn Tùng |

Từ căn cứ địa cách mạng Tân Trào (Tuyên Quang) những chủ trương, quyết sách quan trọng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng quyết định. Trong đó có Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội (8.1945) để phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước với đỉnh cao là sự thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Học Bác Hồ về trọng dụng người tài kiến quốc trong bối cảnh mới

Vương Trần thực hiện |

Trong những ngày đầu giành được chính quyền cách mạng, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vấn đề “kiến quốc” là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, đòi hỏi phải tập hợp được những người có đức, có tài cùng “gánh vác” việc nước. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư tưởng hòa hợp, thân dân trong thu hút và trọng dụng nhân tài. 

Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của UNDP với người dân vùng sâu vùng xa

Hải Anh |

Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đánh giá cao vai trò của UNDP trong việc hỗ trợ những người dân ở vùng sâu vùng xa và dễ bị tổn thương.