Hàn gắn đứt gãy sản xuất bằng hoạt động giúp công nhân trụ lại nơi làm việc

Phạm Đông |

Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư đã gây ra những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống công nhân. Các hoạt động của tổ chức công đoàn và các cấp chính quyền thời gian qua đã phần nào giúp công nhân bám trụ lại nơi cư trú, nơi làm việc, thực hiện "ai ở đâu, ở yên đó". Điều này có ý nghĩa khi doanh nghiệp hoạt động trở lại sẽ không bị đứt gãy chuỗi sản xuất chỉ vì thiếu hụt lực lượng lao động.

Phát huy tinh thần đoàn kết, san sẻ khó khăn với người lao động

Trao đổi với Lao Động, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường cho biết, làn sóng dịch bùng phát kể từ cuối tháng 4.2021 đến nay đã tác động mạnh mẽ tới người lao động, nhất là công nhân lao động tại các khu công nghiệp.

Theo ông Trường, ngoài gói hỗ trợ 26.000 tỉ hiện nay của Chính phủ, nhiều địa phương và tổ chức công đoàn các cấp đã huy động mọi lực lượng, sẵn sàng hỗ trợ, sát cánh cùng người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Mỗi tỉnh, thành đều xác định, việc làm cần thiết lúc này là giữ chân người lao động, động viên "ai ở đâu ở yên đó", yên tâm ở lại địa bàn cư trú, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch.

"Khi người lao động ở lại, chúng ta cần phải có sự quan tâm, chăm lo đến đời sống của họ để cho họ yên tâm hơn, duy trì cuộc sống trong lúc khó khăn. Với doanh nghiệp đang hoạt động thì cũng phải có những chính sách để người lao động an tâm đi làm, tiếp tục công việc, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất" - ông Trường cho hay.

Ông Nguyên Sỹ Trường. Ảnh: Phạm Đông
Ông Nguyên Sỹ Trường. Ảnh: Phạm Đông

Cũng theo ông Trường, với những trường hợp lao động mất việc làm thì MTTQ, tổ chức công đoàn, các cấp đoàn thể cũng cần tăng cường vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ, đảm bảo cuộc sống trong thời gian giãn cách. Đặc biệt, trong các hoạt động để hỗ trợ, chăm lo an sinh xã hội cho người lao động, tổ chức công đoàn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực.

Công đoàn các cấp đã khởi xướng, có nhiều hoạt động hỗ trợ cho người lao động như Chuyến xe 0 đồng, những phần quà, nhu yếu phẩm gửi tặng cho gia đình các đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19, góp phần hỗ trợ đoàn viên, công nhân vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, các cấp công đoàn cũng có cả những suất quà hỗ trợ cho con, em công nhân. Công đoàn cũng làm việc trực trực tiếp với các doanh nghiệp để tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Công nhân làm việc tại nhà xưởng. Ảnh: H.Nguyễn
Công nhân làm việc tại nhà xưởng. Ảnh: H.Nguyễn

Các tổ chức công đoàn đã kịp thời chăm lo, động viên cho đội ngũ công nhân, người lao động và những đoàn viên của chính mình. Tổ chức công đoàn có vai trò rất quan trọng trong việc huy động các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế xã hội. Từ đó tăng cường những đóng góp của người lao động cả nước chung tay xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là với người lao động gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi.

"Trong lúc khó khăn, tổ chức công đoàn đã phát huy vai trò tích cực trong việc giữ gìn, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc. Người lao động có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Họ là những người tạo ra của cải vật chất cho xã hội nên sẽ có những đóng góp rất lớn cho vấn đề phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội" - ông Trường chia sẻ.

San sẻ, chung tay đẩy lùi dịch COVID-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều công nhân lao động buộc phải ngưng việc do cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa, đời sống khó khăn, vất vả.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh Hồ Xuân Lâm cho biết, công đoàn thành phố vừa triển khai chương trình hỗ trợ 150.000 suất nhu yếu phẩm cho công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với tổng số tiền 22,5 tỉ đồng. Các trường hợp được hỗ trợ theo quy định là đoàn viên, công nhân lao động đang ở trong các khu nhà trọ, khu lưu trú; đoàn viên, công nhân lao động đang ở trong khu cách ly, khu phong tỏa trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, hiệu quả và được triển khai kịp thời như: Chương trình hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu, "Siêu thị 0 đồng", tổ chức đi chợ cho người lao động tại khu cách ly trên địa bàn dân cư và doanh nghiệp; "Bếp ăn yêu thương" hỗ trợ các khu phong tỏa và lực lượng phòng, chống dịch.

LĐLĐ huyện Hóc Môn, TPHCM trao quà hỗ trợ cho người lao động trong khu phong tỏa, cách ly. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
LĐLĐ huyện Hóc Môn, TPHCM trao quà hỗ trợ cho người lao động trong khu phong tỏa, cách ly. Ảnh: Thanh Vũ

Nhiều địa phương tại TP Hồ Chí Minh cũng đang phát động chương trình miễn giảm tiền nhà trọ, "nhà trọ 0 đồng" nhằm chia sẻ tiền thuê với những người khó khăn, nhất là công nhân, người lao động.

UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện rà soát, thống kê danh sách, sâu sát xuống từng tổ dân phố, khu phố, không để bỏ sót trường hợp nào đang ở nhà trọ gặp khó khăn để thành phố có gói hỗ trợ riêng. TP Hồ Chí Minh không chỉ hỗ trợ tiền nhà trọ, lương thực, thực phẩm mà còn cả việc tiêm vaccine đầy đủ để người dân yên tâm ở lại.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).