Đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân chống dịch

PHẠM ĐÔNG |

Toàn dân đoàn kết trở thành truyền thống nổi bật và cực kỳ quý báu của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Đây là quan hệ nhân quả: Đoàn kết tạo nên sức mạnh, sức mạnh được thống nhất sẽ đưa tới thành công. Trong cuộc chiến chống COVID-19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường.

Khối đoàn kết, đồng lòng đang được củng cố và phát huy toàn diện

Trong bài phát biểu tại lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 tối 5.6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong cuộc chiến chống COVID-19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn.

Trao đổi với Lao Động ngày 7.6, nhà nghiên cứu văn hoá, TS Nguyễn Hùng Vĩ (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, dân tộc Việt Nam có tình đồng bào, tính cộng đồng rất cao và khăng khít. Bình thường, mỗi người sẽ có cuộc sống riêng, lo toan riêng cho công việc của mình. Tuy nhiên, khi đất nước có một vấn đề lớn như giặc ngoại xâm, dịch bệnh thì mọi người lại kết thành một khối, hướng về một mục tiêu lớn, chung lòng chung sức để bảo vệ tổ quốc, cứu nhau trong hoạn nạn và vượt qua thử thách.

Ông Vĩ khẳng định, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đoàn kết, luôn thể hiện được bản lĩnh, ý chí vững vàng mỗi khi đương đầu với mọi hiểm nguy, thách thức. Chính vì vậy, không có khó khăn nào mà nước ta không thể vượt qua.

Cụ thể, trong cuộc chiến tranh giữ nước, nhân dân ta đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh để bảo vệ một quốc gia độc lập, một nền độc lập mà ai ai cũng mong muốn. Còn trong thiên tai, dịch bệnh thì nhân dân Việt Nam lại chung sức, đồng lòng với nhau để vượt qua khó khăn.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 lần dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, nước ta đương đầu với dịch COVID-19 bằng những sáng kiến để cứu giúp, cứu trợ lẫn nhau.

Tại thời điểm này, phẩm chất của dân tộc ta lại một lần nữa được củng cố và phát huy rất toàn diện. Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa an toàn- sức khỏe nhân dân ta. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là với những người dân nghèo. Rất nhiều gia đình đã mất việc làm, hoặc thu nhập hết sức bấp bênh trong 1 năm rưỡi qua. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hạn chế được rất tốt sự lây lan của dịch bệnh, vẫn kiên trì phát triển kinh tế. Việc Chính phủ thành lập Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 là chiến lược rất đúng đắn, đồng thời kế hoạch này được toàn dân đồng lòng và ủng hộ.

“Chỉ trong một buổi lễ ra mắt, số tiền nhắn tin ủng hộ Quỹ Vaccine đã lên tới hơn 17 tỉ đồng. Điều đó cho thấy nhân dân ta đã đồng lòng theo những chính sách của Chính phủ để quyết tâm dập dịch. Quỹ Vaccine khiến chúng ta không khỏi liên tưởng đến hũ gạo cứu đói năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi, một cuộc vận động đã khơi dậy sức mạnh đoàn kết, chung lòng của toàn dân” - ông Vĩ lấy dẫn chứng.

Tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước chìa khoá vàng vượt qua đại dịch

Cùng nói về vấn đề này, GS TS Đỗ Thanh Bình - nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện là giảng viên của trường - cho rằng, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn có một truyền thống đoàn kết, đồng lòng. Từ các triều đại phong kiến đến nay, các nhà lãnh đạo đất nước, nhân dân luôn đoàn kết để chống lại giặc ngoại xâm.

Chính truyền thống ấy cũng được phát huy trong thời đại hiện nay. Mỗi khi đất nước có một vấn đề cần giải quyết như bão lũ, thiên tai thì đều có sự đoàn kết, đóng góp của toàn dân. Hiện nay, vấn đề cả nước, thế giới đang quan tâm là dịch COVID-19. Việc này đòi hỏi tinh thần đoàn kết toàn dân lớn hơn, rộng rãi hơn để cùng giải quyết.

Theo ông Bình, mỗi người dân đều nhận thấy rằng, cuộc chiến với dịch COVID-19 không phải chỉ của riêng Chính phủ, bản thân mỗi người đều thấy trách nhiệm của mình. Chính vì vậy, khi Đảng, Nhà nước và Chính phủ phát động thì mỗi người sẽ chung tay, góp sức của mình vào cuộc chiến chống COVID-19 từ bát gạo, bó rau, đồng tiền tiết kiệm nhỏ nhoi. Mỗi người ở một vị trí nào cũng đều được phát huy, đóng góp vai trò của mình trong cuộc chiến này. Sức mạnh đoàn kết ngày nay có phần lớn hơn ngay trước bởi chúng ta đang có Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Có thể nói rằng, truyền thống đoàn kết, sức dân đã được nối dài, phát huy cao độ trong thời đại ngày nay.

Còn theo nhà nghiên cứu văn hoá, TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), dân tộc Việt Nam vốn có lòng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước. Điều này thể hiện ở sức mạnh đoàn kết để chung sức, đồng lòng chống trả mọi nguy cơ từ giặc ngoại xâm, thiên tai, địch hoạ.

Ngày nay, Việt Nam quan niệm chống dịch như chống giặc nên đã thể hiện truyền thống yêu nước của người Việt, tinh thần đoàn kết dân tộc.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).