Chuyện về cô giáo nặng lòng với học sinh vùng cao Sơn La

Khánh Linh |

Bén duyên với mảnh đất vùng cao Mai Sơn, hơn 20 năm nay, cô giáo Phạm Thị Hồng Phượng vẫn miệt mài gieo chữ, gieo yêu thương cho học sinh dân tộc thiểu số nơi đây. 

Một sáng đầu thu tháng 9.2022, khi tiết trời vùng cao Sơn La trong xanh và gió lành lạnh, PV đã có dịp đến thăm trường  PTDT nội trú THCS & THPT Mai Sơn. Trong không khí phấn khởi, cả thầy và trò nhà trường đều rộn ràng bước vào năm học mới và chuẩn bị cho buổi lễ khai giảng. 

Theo lời giới thiệu của thầy giáo Đặng Văn Hiệu, Hiệu trưởng nhà trường, PV đã tìm gặp cô giáo Phạm Thị Hồng Phượng - Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên của trường PTDT nội trú THCS & THPT Mai Sơn, một trong những gương mặt giáo viên tiêu biểu tỉnh Sơn La. 

Qua trò chuyện được biết, theo bố mẹ từ quê Thái Bình lên Sơn La làm kinh tế từ khi còn là một đứa trẻ, trong thâm tâm của người con quê lúa đã coi mảnh đất này như quê hương thứ hai và những lứa học trò như con của mình mà dạy dỗ, chăm sóc chúng nên người. 

Cô giáo Phượng trong Hội nghị Điển hình tiên tiến ngành GD&ĐT tỉnh Sơn La lần thứ IV, giai đoạn 2015-2020.
Cô giáo Phượng trong Hội nghị Điển hình tiên tiến ngành GD&ĐT tỉnh Sơn La lần thứ IV, giai đoạn 2015-2020.
Nở một nụ cười hiền, từng mảnh ký ức được cô Phượng dần nhớ lại: "Năm 2001, mình tốt nghiệp khoa Sư phạm Hóa của Đại học Tây Bắc rồi về công tác trường THCS Bình Minh (thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn). Khi đó, hành trang duy nhất của mình là nhiệt huyết và tình yêu với lũ trẻ miền núi". 

3 năm sau, cô được chuyển về trường THCS Chu Văn Thịnh và đến năm 2006, chính thức trở thành giáo viên trường PTDT nội trú THCS & THPT Mai Sơn.

Nói về kỷ niệm với nghề, người giáo viên này cho biết: "Đặc thù trường nội trú ở vùng cao là có đến trên 99% học sinh con, em đồng bào dân tộc thiểu số, nhà cách trường đến cả trăm cây số đường rừng quanh co, đèo dốc, cuộc sống gia đình các em cũng muôn vàn khó khăn. Chính vì thế, mỗi thầy cô trong nhà trường sẽ được phân công đỡ đầu 1-2 em học sinh khó khăn".

Năm học 2017-2018, khi đó cô chủ nhiệm lớp của hai anh em Cầm Thị Thương và Tòng Văn Quang (SN 2002, trú tại bản Nhùng Dưới, xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn). Khi mới nhận lớp, thấy đứa học trò nhỏ gầy gò, ốm yếu, lại luôn có suy nghĩ muốn nghỉ học, cô đã vượt hơn 60km đến nhà của hai em để tìm hiểu vấn đề. 

"Đến nơi thì được biết Quang bị bố mẹ bỏ rơi, được gia đình của Thương nhận nuôi. Tuy nhiên, hoàn cảnh nhà Quang cũng khó khăn nên phải gửi một em sang nhà người chú ruột" - cô Phượng tâm sự.

Vấn đề đã được làm rõ, cả cô giáo và tập thể lớp bàn nhau tìm phương án hỗ trợ các bạn. Cô đã kêu gọi sự giúp đỡ của cả lớp và nhờ đến những hỗ trợ từ nhà trường. Sau khi nhận được những động viên về cả vật chất và tinh thần từ thầy cô cùng các bạn, hai anh em Quang và Thương đã yên tâm tiếp tục học tập. 

Thông tin từ cô Phượng cho biết, hiện em Tòng Văn Quang đang theo học năm 3 tại trường Đại học Tây Bắc, còn Thương ở nhà giúp bố mẹ phát triển kinh tế. 

Nhận xét về nữ đồng nghiệp, thầy giáo Đặng Văn Hiệu - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trong vấn đề chuyên môn, cô Phượng luôn có tinh thần trách nhiệm, chủ động, say mê, toàn tâm toàn ý với nghề". 

Theo thầy Hiệu, với đặc thù của trường dân tộc nội trú, thầy cô như người cha, mẹ thứ hai, chăm lo cho các em từ miếng ăn, giấc ngủ, chiếc chăn ấm đến những sinh hoạt hằng ngày, cô Phượng đều rất quan tâm, để các em yên tâm học tập. 

"Ngoài các giờ dạy chính khoá trên lớp, cô Phượng còn dạy phụ đạo cho các em học yếu để theo kịp các bạn, đồng thời dạy bồi dưỡng cho các em có học lực khá, giỏi và thành lập được đội tuyển học sinh giỏi cấp trường, thường xuyên đạt giải cao trong các kì thi do tỉnh, huyện tổ chức" - vị hiệu trưởng nói thêm. 

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm học 2019-2020, cô đã nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt nam.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam hiện thực hóa khát vọng hùng cường bằng sức mạnh "quốc lực"

Ngọc Vân |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường thì “nội lực” là yếu tố quyết định, nhưng chưa đủ. Việt Nam cần có sự ủng hộ, đồng hành với cả cộng đồng quốc tế để có thêm “ngoại lực” làm mạnh thêm “quốc lực” chung cho phát triển nhanh, bền vững.

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam

Song Minh |

Cách đây 35 năm, UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”.

Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh: Đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh

Vương Trần |

Ngày 2.9.1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta. Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2022), bài học về tinh thần đại đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa trong bối cảnh mới.

Việt Nam hiện thực hóa khát vọng hùng cường bằng sức mạnh "quốc lực"

Ngọc Vân |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường thì “nội lực” là yếu tố quyết định, nhưng chưa đủ. Việt Nam cần có sự ủng hộ, đồng hành với cả cộng đồng quốc tế để có thêm “ngoại lực” làm mạnh thêm “quốc lực” chung cho phát triển nhanh, bền vững.

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam

Song Minh |

Cách đây 35 năm, UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”.

Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh: Đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh

Vương Trần |

Ngày 2.9.1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta. Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2022), bài học về tinh thần đại đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa trong bối cảnh mới.