Chuyện đời thợ xây ngày Hà Nội giãn cách xã hội

HẢI NGUYỄN - VÂN TRƯỜNG |

13 người sống tập trung trong căn nhà 50 m3. Tiền tích lũy đang cạn dần sau những ngày giãn cách.

"Mắc kẹt" giữa dịch

Ông Nguyễn Văn Trọng (Kim Sơn, Ninh Bình) là trưởng một nhóm thợ xây và phụ xây đang tham gia thực hiện dự án nâng cấp giao thông nông thôn mới trên địa bàn thôn An Bình (xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội). Nhóm ông Trọng có 13 người, cùng quê Ninh Bình, bắt đầu tiến hành xây dựng được 10 ngày thì Hà Nội có quyết định giãn cách xã hội (ngày 24.7 – PV), các công trình xây dựng buộc phải dừng hoạt động.

Kể từ đó, 13 lao động này bị “mắc kẹt” trong căn nhà trọ nằm gần công trường mà họ đang thi công. Không có việc làm, đồng nghĩa với thu nhập bằng 0, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

Cuộc sống của nhóm công nhân xây dựng cùng ông Trọng trong những ngày Hà Nội giãn cách. Ảnh: Hải Nguyễn.
Cuộc sống của nhóm công nhân xây dựng cùng ông Trọng trong những ngày Hà Nội giãn cách. Ảnh: Hải Nguyễn.
Cuộc sống của nhóm công nhân xây dựng cùng ông Trọng trong những ngày Hà Nội giãn cách. Ảnh: Hải Nguyễn.
Cuộc sống của nhóm công nhân xây dựng cùng ông Trọng trong những ngày Hà Nội giãn cách. Ảnh: Hải Nguyễn.
Cuộc sống của nhóm công nhân xây dựng cùng ông Trọng trong những ngày Hà Nội giãn cách. Ảnh: Hải Nguyễn.

Ông Trọng cho biết, những ngày đầu giãn cách, nhóm công nhân xây dựng sử dụng tiền tích lũy ít ỏi trong 10 ngày làm việc trước đó để duy trì ăn uống, sinh hoạt. Nhưng nếu tiếp tục giãn cách, người đàn ông 55 tuổi này nói “cả nhóm không biết sẽ cầm cự được thêm bao lâu”.

Bà Trương Thị Liễu (53 tuổi, người phụ trách nấu ăn cho cả nhóm) cho biết, thời gian gần đây, nhiều bữa bà nấu mì tôm rau thay cơm cho anh em trong nhóm. "Chai dầu ăn chỉ đủ nấu bữa tối nay nữa, gạo thì được 2 bữa nữa", bà Liễu nói rồi chỉ vào gian bếp trống hoác.

Từng 10 năm làm nghề thợ xây ở Hà Nội, rong ruổi ở khắp các dự án xây dựng, ông Phạm Ngọc Tú (một thành viên của nhóm thợ xây dựng) chia sẻ chưa từng trải qua thời điểm nào khó khăn như lúc này.

Người đàn ông 51 tuổi cho biết, khi chưa dịch thì một tháng làm đủ 30 công được khoảng 6 triệu đồng. Nhờ số tiền này mà ông nuôi được 2 người con đang ăn học. Cô con gái lớn đang học trường sư phạm ở TP.HCM được ông nhắc tới đầy tự hào.

2 năm nay, tình hình dịch bệnh phức tạp, công việc của ông Tú bị ảnh hưởng nặng. Công trường cứ làm được một thời gian lại phải dừng theo lệnh giãn cách xã hội nên ông chỉ cầm cự đủ sống, không có tiền gửi về. Cách nhà hơn 100 cây số nhưng đi làm từ ra Tết đến giờ ông Tú cũng chưa có dịp về quê. Dù rất nhớ vợ con.

Ông Tú có thâm niên làm thợ xây đã 10 năm nay. Ảnh: Vân Trường.
Ông Tú có thâm niên làm thợ xây đã 10 năm nay. Ảnh: Vân Trường.

Chia sẻ thêm về nghề thợ xây, ông Tú tâm sự: "Làm thợ xây cống rãnh thì nó nhếch nhác, làm công trình ở đâu thì dựng lán tạm ở đó. Mùa đông thì tắm nước lạnh, mùa hè thì nóng lắm. Nhưng thôi công việc là vì con em chúng ta".

Chung tay hỗ trợ

Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện UBND xã An Khánh cho biết trên địa bàn xã có khoảng 2.000 lao động tự do, đến từ nhiều tỉnh thành, chủ yếu là công nhân trong các công trường xây dựng bị “mắc kẹt” do dịch không thể về quê. Cuộc sống vô cùng khó khăn.

“Xã rất quan tâm đến nhóm đối tượng này, khi có nhà hảo tâm đến ủng hộ thì chúng tôi luôn ưu tiên lao động tự do đầu tiên. Tại các thôn chúng tôi cũng đã triển khai được một số gian hàng 0 đồng từ tấm lòng của người dân địa phương và các nhà hảo tâm để hỗ trợ thêm cho những hoàn cảnh khó khăn” - đại diện UBND xã An Khánh nói thêm: “Nhưng số lượng lao động tự do mắc kẹt trên địa bàn xã rất đông nên chúng tôi cần nhiều sự chung tay hơn nữa”.

Công ty HSVN phối hợp cùng Báo Lao Động trao 100 phần quà đến 100 người lao động tự do trên địa bàn xã An Khánh. Để đảm bảo quy định chống dịch các phần quà được trao tại các chốt kiểm soát và phân về từng thôn. Ảnh: Hải Nguyễn.
Công ty HSVN phối hợp cùng Báo Lao Động trao 100 phần quà đến 100 người lao động tự do trên địa bàn xã An Khánh. Để đảm bảo quy định chống dịch các phần quà được trao tại các chốt kiểm soát và phân về từng thôn. Ảnh: Hải Nguyễn.
Công ty HSVN phối hợp cùng Báo Lao Động trao 100 phần quà đến 100 người lao động tự do trên địa bàn xã An Khánh. Để đảm bảo quy định chống dịch các phần quà được trao tại các chốt kiểm soát và phân về từng thôn. Ảnh: Hải Nguyễn.

Chiều ngày 15.8, đại diện công ty HSVN phối hợp cùng Báo Lao Động đã tổ chức trao 100 phần quà, mỗi phần quà bao gồm: 10kg gạo, 1 chai nước tương, 1 chai dầu ăn, 1 hộp sữa ông thọ, với tổng trị giá 200 nghìn đồng/suất gửi tặng các lao động tự do trên địa bàn xã An Khánh.

Ông Nguyễn Hữu Đích - Phó Chủ tịch Thường trực UBND xã An Khánh cho biết: “Chúng tôi rất cảm ơn tấm lòng của công ty HSVN và Báo Lao Động. Những phần quà này rất ý nghĩa với các lao động tự do trên địa bàn xã bởi vì nó đã đến rất kịp thời, đúng thời điểm”.

Chiều 15.8, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Trọng cho biết 13 lao động tự do trong nhóm đã nhận được phần 13 suất quà do công ty HSVN và Báo Lao Động gửi đến bao gồm: Gạo, dầu ăn, sữa, nước tương.

"Chúng tôi xin cảm ơn Công ty HSVN Toàn cầu, Báo Lao Động cùng chính quyền địa phương đã quan tâm và có sự hỗ trợ kịp thời đến những người công nhân khó khăn như chúng tôi", ông Trọng nói.

500 phần quà đến tay người lao động tự do

Ngoài 100 phần quà trao tại xã An Khánh, trong ngày 15.8, đại diện Công ty HSVN Toàn cầu cũng phối hợp với Báo Lao Động và chính quyền địa phương trao thêm 400 phần quà khác cho các lao động tự do đang gặp khó khăn trên địa bàn xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm), và các phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy), phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) và phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm).

HẢI NGUYỄN - VÂN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi đầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

VƯƠNG TRẦN |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn và đặt nhiều niềm tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng tăng ni, Phật tử cả nước sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín của mình trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước

Vương Trần |

Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Văn phòng II Trung ương Giáo hội Kỷ niệm 40 năm Giáo hội Phật giáo VN

HUÂN CAO |

TPHCM - Sáng 7.11, tại Văn phòng II Trương ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TPHCM) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).