Triển lãm những giá trị rực rỡ của nền văn minh Óc Eo

Thanh Hà |

Kể từ thời điểm được phát hiện và định danh vào năm 1944 đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê đã trải qua 78 năm khai quật và nghiên cứu.

TTXVN đưa tin, ngày 27.9, tại di tích Gò Cây Thị (nằm trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê) thuộc khóm Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang tổ chức triển lãm chuyên đề “Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê qua 10 năm bảo tồn, phát huy giá trị". 

Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022) và đánh dấu một giai đoạn chuyển mình khi Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa vào danh sách dự kiến đề cử di sản văn hóa thế giới.

Triển lãm giới thiệu đến người xem hơn 200 hình ảnh tư liệu quý về công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê sau 10 năm được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng.

Tất cả các hình ảnh được thể hiện bằng phương pháp đồ họa trên chất liệu gọn nhẹ, hiện đại kết hợp tham quan Di tích Gò Cây Thị (nằm trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê), từ đó giúp người xem nhận diện đầy đủ và làm sáng tỏ giá trị của nền văn minh Óc Eo rực rỡ đã từng tồn tại ở vùng đất An Giang.

Ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang cho biết, kể từ thời điểm được phát hiện và định danh vào năm 1944 đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê đã trải qua 78 năm khai quật và nghiên cứu, với sự nỗ lực của Chính phủ, tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn, các chuyên gia, cơ quan chuyên môn, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Qua đó đã chứng minh Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo-Ba Thê chứa đựng những giá trị nổi bật không chỉ mang tầm quốc gia mà có tính chất toàn cầu.

Thông qua triển lãm lần này, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang mong muốn giới thiệu đến nhân dân, du khách trong và ngoài nước khi đến với An Giang những giá trị của nền văn minh Óc Eo, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo.

Đồng thời, tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù về lịch sử-văn hóa, sinh thái sông nước, đồng quê, nông nghiệp và du lịch chuyên đề khảo cổ học văn hóa Óc Eo… tạo tiền đề làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch của tỉnh An Giang, thúc đẩy “ngành công nghiệp không khói” của tỉnh ngày càng phát triển.

Óc Eo được biết đến như một nền văn hóa khảo cổ tiêu biểu ở vùng đất Nam Bộ-Việt Nam những năm đầu Công nguyên. Chính nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã phát hiện và định danh nền văn hóa Óc Eo vào năm 1944.

Tính đến nay, toàn tỉnh An Giang có hơn 80 di tích văn hóa Óc Eo, trong đó Di tích Óc Eo-Ba Thê được xác định có vị trí hết sức quan trọng, nơi đây từng là một đô thị, cảng thị, một trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của vương quốc Phù Nam xưa.

Chính vì những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, Di tích Óc Eo-Ba Thê đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Đặc biệt, Di tích Óc Eo-Ba Thê được các nhà khoa học và các nhà quản lý nhận định có đủ tiềm năng và điều kiện để trở thành Di sản văn hóa Thế giới của UNESCO.

Ngày 4.1.2022, Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa vào danh sách dự kiến đề cử di sản văn hóa thế giới.

Triển lãm trưng bày phục vụ khách tham quan miễn phí đến hết ngày 27.10.2022.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên rực rỡ cờ hoa trước Ngày hội văn hóa Việt Nam - Lào

Văn Thành Chương |

Chỉ còn vài ngày nữa là Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa Việt Nam - Lào lần thứ III sẽ diễn ra tại TP Điện Biên Phủ. Khắp các đường phố, các nơi tổ chức sự kiện đã được trang hoàng cờ hoa rực rỡ.

Nghệ thuật xoè Thái - nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc trong cộng đồng

Vương Trần |

Từ xa xưa, người Thái Mường Lò, tỉnh Yên Bái, đã có câu hát “Không xòe không vui/Không xòe cây ngô không ra bắp/Không xòe cây lúa không trổ bông/Không xòe trai gái không thành đôi”. Vì thế chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay những ngày lễ lớn của bản làng.

54 dân tộc anh em tập hợp đầy đủ trong liên hoan thiếu nhi tiêu biểu 2022

Thanh Hà |

Liên hoan Thiếu nhi tiêu biểu các dân tộc toàn quốc lần thứ IV, năm 2022 là kỳ liên hoan đầu tiên tập hợp được đầy đủ 54 dân tộc anh em trên toàn quốc.

Điện Biên rực rỡ cờ hoa trước Ngày hội văn hóa Việt Nam - Lào

Văn Thành Chương |

Chỉ còn vài ngày nữa là Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa Việt Nam - Lào lần thứ III sẽ diễn ra tại TP Điện Biên Phủ. Khắp các đường phố, các nơi tổ chức sự kiện đã được trang hoàng cờ hoa rực rỡ.

Nghệ thuật xoè Thái - nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc trong cộng đồng

Vương Trần |

Từ xa xưa, người Thái Mường Lò, tỉnh Yên Bái, đã có câu hát “Không xòe không vui/Không xòe cây ngô không ra bắp/Không xòe cây lúa không trổ bông/Không xòe trai gái không thành đôi”. Vì thế chẳng cuộc vui, ngày hội nào của người Thái vắng bóng những điệu xòe, dù là ngày vui nhỏ của mỗi gia đình hay những ngày lễ lớn của bản làng.

54 dân tộc anh em tập hợp đầy đủ trong liên hoan thiếu nhi tiêu biểu 2022

Thanh Hà |

Liên hoan Thiếu nhi tiêu biểu các dân tộc toàn quốc lần thứ IV, năm 2022 là kỳ liên hoan đầu tiên tập hợp được đầy đủ 54 dân tộc anh em trên toàn quốc.