Triển khai Kết luận của Tổng Bí thư bằng việc làm cụ thể

Mai Hương |

Ngay sau khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào tháng 11.2021 để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các địa phương đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị bằng những việc làm cụ thể.

Cụ thể hoá Kết luận

Tại tỉnh An Giang, quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” của Tổng Bí thư được tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên từng chi bộ, đoàn thể. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển của địa phương.

Chính vì vậy, UBND tỉnh ban hành Đề án “Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”; ban hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 - 2022), với chuỗi các hoạt động được tổ chức từ tháng 5 đến đầu tháng 11.2022, với các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch; hội thảo khoa học; tổ chức các đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về lịch sử truyền thống 190 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quê hương An Giang,..

Ngoài ra, tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu, kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng di tích, ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Danh mục di sản văn hoá Thế giới trình UNESCO, đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, công tác tôn vinh nghệ nhân, nghệ sĩ qua các đợt phong tặng danh hiệu... 

Còn tại tỉnh Bắc Kạn, sau Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đến các ngành, địa phương, đơn vị.

Để cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Đề án đảm bảo cơ sở vật chất văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025...

Cùng với đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục được triển khai như: Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bắc Kạn lần thứ VI, năm 2022; tổ chức đoàn vận động viên tham gia Giải vô địch Cung thủ xuất sắc quốc gia năm 2022, Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia năm 2022, Giải vô địch Đẩy gậy, Kéo co Cúp các câu lạc bộ quốc gia năm 2022 tại tỉnh Lai Châu...

Phát huy sức mạnh từ các nguồn lực

Sau 1 năm, tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chuyến biến tích cực từ việc thực hiện kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Từ cuối năm 2021 đến nay, các hoạt động, nguồn lực đầu tư cho văn hóa, thể thao và du lịch tại địa phương được tập trung huy động, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực góp phần phát triển văn hóa của tỉnh.

Nhìn chung, các hoạt động đã phát huy được sức mạnh từ các nguồn lực xã hội, nhất là những công trình lớn, như: Huy động xã hội hóa 100% vốn xây dựng Đền thờ các anh hùng liệt sĩ tại Phú Quốc (gần 44 tỉ đồng); xã hội hóa trên 52% so tổng kinh phí tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao cấp cơ sở, trên 16% ở Đại hội cấp huyện...

Sự đóng góp này đã góp phần quan trọng trong đẩy mạnh phong trào văn hóa, thể thao trong toàn tỉnh nói riêng và cũng là nguồn lực trong các phong trào xã hội khác. Công tác kêu gọi đầu tư du lịch ngày càng có hiệu quả, cuối năm 2021 đến nay tỉnh đã thu hút thêm 04 dự án đầu tư với tổng vốn trên 433,6 tỉ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh thu hút 323 dự án, với tổng vốn trên 355.677 tỉ đồng… 

Còn tại An Giang, thời quan qua, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh luôn quan tâm kết hợp ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch tại địa phương phù hợp với khả năng, điều kiện của tỉnh. Chỉ tính giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh An Giang đã tập trung đầu tư xây dựng và cải tạo các thiết chế văn hóa - thể thao cho 61 xã trên tổng số 156 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, đã xây mới và cải tạo được 30 xã theo mô hình Trung tâm Văn hóa và Học tập cộng đồng và 31 Điểm Sinh hoạt văn hóa - thể thao xã. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh An Giang tiếp tục đầu tư xây dựng thêm mô hình thiết chế văn hóa - thể thao ở 28 xã.

Xây dựng kế hoạch trùng tu di tích cấp tỉnh giai đoạn trung hạn 2016 - 2020; 2021 - 2025; tu bổ cấp thiết di tích; đề xuất Trung ương hỗ trợ trùng tu cho các di tích cấp quốc gia từ chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí trùng tu cho 69 đình làng chưa xếp hạng trong Tỉnh nhằm bảo tồn gìn giữ các thiết chế văn hóa truyền thống làng xã của địa phương… Công tác này được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng, đặc biệt bà con tích cực tham gia đóng góp xã hội hóa trong trùng tu tôn tạo các di tích tại địa phương.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới các cấp, các ngành tại các địa phương trên cả nước tiếp tục tăng cường quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, tập trung nguồn lực phát triển có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực văn hóa.

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Sẵn sàng cho Lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ

Văn Sỹ |

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL chính thức diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8.11 tại tỉnh Sóc Trăng với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc, ý nghĩa.

UNESCO đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam

Thanh Hà |

Việt Nam luôn tham gia tích cực cùng các thành viên của UNESCO triển khai các hoạt động của UNESCO trên các lĩnh vực thẩm quyền.

Xây dựng hồ sơ Mo Mường để đệ trình UNESCO ghi danh di sản bảo vệ khẩn cấp

Thanh Hà |

Hà Nội sẽ xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia về di sản văn hoá Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hoá phi vật thể bảo vệ khẩn cấp. 

Sẵn sàng cho Lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ

Văn Sỹ |

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII, Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL chính thức diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8.11 tại tỉnh Sóc Trăng với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc, ý nghĩa.

UNESCO đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam

Thanh Hà |

Việt Nam luôn tham gia tích cực cùng các thành viên của UNESCO triển khai các hoạt động của UNESCO trên các lĩnh vực thẩm quyền.

Xây dựng hồ sơ Mo Mường để đệ trình UNESCO ghi danh di sản bảo vệ khẩn cấp

Thanh Hà |

Hà Nội sẽ xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia về di sản văn hoá Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hoá phi vật thể bảo vệ khẩn cấp.