Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Song Minh |

Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8.11, trong đó một số hoạt động thể thao bắt đầu từ ngày 4.11.

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, ngày hội có chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển” có sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày hội là sự kiện văn hóa quy mô lớn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bên liên quan tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Dự kiến, trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động như Liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc, lễ hội dân gian, thi đấu thể thao và trò chơi dân gian, giới thiệu văn hóa ẩm thực, triển lãm...

Các hoạt động này góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc giữ gìn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer trong xu thế hội nhập, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các chương trình có nội dung tiêu biểu, phù hợp, có tính nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân; gắn hoạt động văn hóa, thể thao với quảng bá tiềm năng, thu hút phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố.

Các hoạt động cũng góp phần đề cao vai trò của chủ thể văn hóa, đảm bảo yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với yếu tố thời đại.

Các hoạt động cũng do các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, vận động viên quần chúng... là người dân tộc Khmer thực hiện, có sự tham gia của chức sắc tôn giáo tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V, Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 sẽ diễn ra song song với Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII.

Lễ hội này nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, nhất là khi Lễ hội Đua ghe Ngo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đua ghe Ngo tại Sóc Trăng. Ảnh: Song Minh
Đua ghe Ngo tại Sóc Trăng. Ảnh: Song Minh

Tin từ Ban tổ chức, tính đến ngày 19.10, giải Đua ghe Ngo đã tiếp nhận 56 đội ghe đăng ký tham gia. Cụ thể, có 37 ghe nam và 3 ghe nữ; trong đó, chủ nhà tỉnh Sóc Trăng có 40 ghe, còn lại16 ghe đến từ các tỉnh khu vực ĐBSCL. Tỉnh Bạc Liêu có 9 ghe, gồm 5 ghe nữ và 4 ghe nam của các Chùa: Ngan Dừa, Đầu Sấu, Kos Thum, Đìa Muồng, Đìa Chuối. Tỉnh Kiên Giang 3 ghe, gồm 1 ghe nam 1 ghe nữ của Chùa Thác Lác và Cà Nhung. 4 ghe còn lại là 3 ghe nam: Càng Long tỉnh Trà Vinh; Rạch Giồng tỉnh Cà Mau, Sangchrova - Chùa Cũ Vĩnh Long và ghe Nữ Xà Phiên Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.

Giải Đua ghe Ngo sẽ diễn ra trong 2 ngày 7 và 8.11, dự kiến truyền hình trực tiếp trên STV và nhiều Đài Phát thanh Truyền hình trong cả nước sẽ tiếp sóng.

Đồng bào Khmer Nam Bộ là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Với khoảng 1,3 triệu người, đồng bào Khmer sống tập trung tại các tỉnh Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long...

Qua quá trình cộng cư lâu đời cùng các dân tộc khác trên mảnh đất Nam Bộ, người Khmer đã có sự giao thoa văn hóa nhưng họ vẫn giữ được những nét đặc sắc, tinh hoa của dân tộc.

Thể hiện rõ nét nhất là những ngôi chùa Khmer và sinh hoạt ở các phum sóc, gắn liền với Phật giáo Nam tông qua tiếng nói, chữ viết, lễ hội truyền thống, hình thức nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, ca múa)...

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo An Giang thăm, chúc mừng Lễ Sene Dolta năm 2022 của đồng bào Khmer

Thanh Hà |

Lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) là một trong 3 lễ hội truyền thống lớn trong năm của đồng bào Khmer và cũng là lễ hội đánh dấu kết thúc một năm sản xuất thắng lợi. 

Đồng bào Khmer phát huy tinh thần đoàn kết, tự cường để học tập, lao động

Phạm Đông |

Đồng bào Khmer đã đoàn kết, đồng lòng cùng nhân dân kiểm soát hiệu quả và vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 gây ra trong năm 2021. Đồng thời tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. 

Ông Đỗ Văn Chiến gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

|

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022, thay mặt UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã gửi thư chúc mừng đến các vị chư tăng và đồng bào dân tộc Khmer. Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bức thư.

Lãnh đạo An Giang thăm, chúc mừng Lễ Sene Dolta năm 2022 của đồng bào Khmer

Thanh Hà |

Lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) là một trong 3 lễ hội truyền thống lớn trong năm của đồng bào Khmer và cũng là lễ hội đánh dấu kết thúc một năm sản xuất thắng lợi. 

Đồng bào Khmer phát huy tinh thần đoàn kết, tự cường để học tập, lao động

Phạm Đông |

Đồng bào Khmer đã đoàn kết, đồng lòng cùng nhân dân kiểm soát hiệu quả và vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 gây ra trong năm 2021. Đồng thời tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. 

Ông Đỗ Văn Chiến gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

|

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022, thay mặt UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã gửi thư chúc mừng đến các vị chư tăng và đồng bào dân tộc Khmer. Báo Lao Động trân trọng đăng toàn văn bức thư.