Thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - ĐẠI HỌC KHXH&NV, ĐHQGHN) |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) tại Ninh Bình, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã ghi nhận vai trò, đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế nhằm tôn vinh, phát huy giá trị của Công ước. Tổng Giám đốc UNESCO cũng ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản thế giới.

Trân trọng quá khứ…

Năm 1945, ngay sau khi đất nước giành được độc lập từ tay thuộc địa của Pháp, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 “Giao nhiệm vụ cho Đông Phương Bác cổ Học viện có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam”. Đây là Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta đặt nền móng cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược với nhiều thiệt hại về di sản văn hóa, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Việt Nam đã tích cực tham gia các tổ chức quốc tế tập trung vào công tác bảo vệ di sản văn hóa.

Năm 1976, Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO và nghiêm túc tuân thủ các công ước về bảo vệ di sản, cụ thể là Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972), Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể (2003), Công ước Bảo vệ và Thúc đẩy sự đa dạng của các biểu hiện văn hóa (1975)…

Chung tay cùng quốc tế trong Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Việc thực thi các Công ước của UNESCO, đặc biệt là Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972 đến nay tròn 50 năm đã góp phần nâng cao nhận thức và hành động của Chính phủ Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và chính sách về văn hóa.

Năm 2001, Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa và luật này đã được sửa đổi bổ sung một số điều vào năm 2009. Sau đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được hoàn thiện như các Nghị quyết của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật Di sản văn hóa.

Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng hiệu quả, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng nơi có di sản hoặc nắm giữ/thực hành di sản, góp phần thu hút du lịch,… tạo thêm thế và lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực thi Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972, một di sản sau khi được UNESCO công nhận, Chính phủ trung ương và địa phương có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ và trao cơ chế để bảo tồn và phát huy các di sản đó.

Nhiều di sản lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được trùng tu bằng ngân sách của Nhà nước hoặc từ ngân sách huy động xã hội hóa.

Quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn gắn liền với việc tôn vinh các nghệ nhân dân gian. Nhiều bảo tàng, bao gồm nhà nước và tư nhân đã và đang cố gắng thay đổi cách thức làm việc, hướng đến hướng tiếp cận khán giả nhiều hơn và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Một di sản khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, di sản thiên nhiên thế giới… là một bước ngoặt làm thay đổi số phận của nhiều di sản.

Hầu hết các di sản sau khi được công nhận đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng địa phương, được chính quyền và báo chí truyền thông quan tâm hơn, được các doanh nghiệp đầu tư... Việc công nhận và ghi danh cũng góp phần giới thiệu di sản ra nước ngoài, được nhiều khách du lịch biết tới, tạo cơ hội cho du lịch phát triển, từ đó có cơ hội tăng ngân sách cho địa phương.

Từ phía cộng đồng dân cư, việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa hay thiên nhiên thế giới là động lực tinh thần, khơi dậy trong họ niềm tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương, tạo động lực để họ chung sức bảo vệ và phát huy di sản.

Một số di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Quần thể Di sản Tràng An, Quần thể Cố đô Huế, Phổ cổ Hội An… sau khi được công nhận, ghi danh đã có bước phát triển vượt bậc, tạo ra nguồn lợi to lớn cho ngân sách địa phương.

Nhìn chung, sau 50 năm thực thi Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972, Việt Nam đã và đang hòa chung dòng chảy với thế giới trong việc bảo vệ di sản.

Ngay trong buổi lễ kỷ niệm vừa qua, Tổng Giám đốc UNESCO đã đặc biệt hoan nghênh nỗ lực của các Bộ, Ngành và Chính phủ Việt Nam vì phát huy đầy đủ tiềm năng các công ước văn hoá của UNESCO, trong đó có Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972.

Đồng thời, bà nhấn mạnh rằng, 50 năm đánh dấu một hành trình Việt Nam thành công trong bảo vệ di sản nhưng chúng ta cần chung tay hành động để có thể bảo vệ di sản cho các thế hệ mai sau, vì một tương lai tốt đẹp hơn.

TS. NGUYỄN HỮU MẠNH (KHOA LỊCH SỬ - ĐẠI HỌC KHXH&NV, ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài

Song Minh |

Chiều 8.9, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN). 

BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giữ gìn không gian linh thiêng của dân tộc

Minh Thành |

Vinh quang Việt Nam 2022 - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình có ý nghĩa chính trị, văn hóa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đây cũng là hình ảnh thiêng liêng, biểu tượng đặc sắc, có giá trị thiết thực đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi người dân Việt Nam.

Bạc Liêu nỗ lực phát huy giá trị nghệ thuật của "Dạ cổ hoài lang"

Hải Anh |

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đề nghị cần quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch. 

Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài

Song Minh |

Chiều 8.9, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN). 

BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giữ gìn không gian linh thiêng của dân tộc

Minh Thành |

Vinh quang Việt Nam 2022 - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình có ý nghĩa chính trị, văn hóa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đây cũng là hình ảnh thiêng liêng, biểu tượng đặc sắc, có giá trị thiết thực đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi người dân Việt Nam.

Bạc Liêu nỗ lực phát huy giá trị nghệ thuật của "Dạ cổ hoài lang"

Hải Anh |

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đề nghị cần quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch.