Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo VN: Ấm lòng lớp học của cô giáo về hưu

NGUYỄN LINH |

Dù đã về hưu được 2 năm nay, nhưng cô Tống Thị Hiệp (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) vẫn luôn âm thầm đứng lớp vào những giờ cuối tuần để đón chờ những em học sinh...

Lớp học yêu thương

Cứ đúng 17 giờ thứ 7 và ngày chủ nhật hằng tuần, căn phòng của Trung tâm Văn hóa Thể thao và Học tập cộng đồng phường Hải Châu 2 (quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) lại sáng đèn đón chờ các em học sinh.

Đa số các bạn nhỏ đều là con, em những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con của mẹ đơn thân không có điều kiện học thêm, học trung tâm hay thuê gia sư để học ngoài giờ.

Chính vì vậy, cô Tống Thị Hiệp đã nảy ra một ý định sẽ mở một lớp học tình thương để dạy cho những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình không đủ điều kiện học tập chăm lo chu đáo ở khu vực nơi mình sinh sống.

Nào ngờ ấp ủ của cô Hiệp cũng chính là dự định của Hội LHPN phường Hải Châu.

Chị Thi Thị Hải, Chủ tịch Hội LHPN phường Hải Châu 2 cho biết, Hội LHPN phường cũng dự định mở lớp học 0 đồng để củng cố kiến thức cho học sinh tiểu học sau 2 năm học trực tuyến do COVID-19.

Hai ý tưởng gặp nhau đã tạo nên một lớp học ý nghĩa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường tiểu học trên địa bàn phường. Đến nay lớp học đã kéo dài được gần 6 tháng.

Trong suốt thời gian vừa qua, các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của phường đều thay phiên nhau sắp xếp lịch học vào cuối tuần, những ngày nghỉ với mong muốn được ôn bài, được cô Hiệp và các cô trong Hội LHPN của phường giảng dạy, chỉ bày.

Chị Thi Thị Hải, Chủ tịch Hội LHPN phường Hải Châu 2 xúc động động, nói: “Thương lắm, các em ấy nhỏ xíu, lại rất dễ thương, lễ phép ngoan ngoãn. Hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các em bị hỏng kiến thức nhiều quá, các thầy cô trong trường cũng mong có nhiều thời gian hơn nữa để ôn bài cho các em. 

Các em ngoan ngoãn chăm học, chúng tôi cũng thấy vui và xứng đáng với tấm lòng của mình”.

Trước khi bắt đầu vào giờ học chính, cô Hiệp đều hỏi thăm sức khỏe gia đình, việc học của các em tại trường như thế nào? Có gặp khó khăn gì không? Nếu có cứ thoải mái nói với cô để các cô tìm cách giúp đỡ.

Ấm áp tấm lòng của những cô giáo

Hiện, lớp học có khoảng 15 em học sinh từ 6 đến 11 tuổi, ngoài ra có em 5 tuổi và hai em bị khuyết tật cũng đang theo học tại đây. 

Chủ yếu, cô Hiệp và các cô giáo ở đây nhận giảng dạy hai môn Toán và Tiếng Việt cho các em. Sau 5, 6 buổi học, cô trò lớp học này sẽ làm bài kiểm tra nhằm đánh giá mức độ hiểu bài của các em với mong muốn các em hiểu được, làm được những kiến thức đã dạy. 

Không những dạy kiến thức, các cô ở đây còn dạy cho các con những điều hay, lẽ phải, tình yêu thương trong cuộc sống hằng ngày với mong muốn các em sẽ trở thành một người tốt, một công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Hội LHPN phường Hải Châu II cũng muốn duy trì lớp học được đều đặn, thường xuyên để giúp các em hoàn thành tốt việc học trong suốt những năm học sắp tới.

Đồng thời các hội cũng vận động, kết nối mạnh thường quân trong và ngoài phường hỗ trợ kinh phí, sách vở, bút mực, quần áo làm phần thưởng động viên, cổ vũ các em tiếp tục nỗ lực học tốt.

Bên cạnh đó, các cô còn tìm kiếm thêm cô giáo, tình nguyện viên dạy môn tiếng Anh, Vẽ, Âm nhạc để bổ sung thêm kiến thức cho các em. 

Hình ảnh những người giáo viên về hưu vẫn ân cần sáng tối đến lớp, nắm tay, chỉ dạy cho các em nhỏ từng con chữ, bài toán ngay giữa một đô thị sầm uất như Đà Nẵng mới thấy được tấm lòng của những người làm thầy, làm cô thật sự rất cao quý.

NGUYỄN LINH
TIN LIÊN QUAN

Biện pháp giúp giảm thời gian, tạo tiện lợi cho người bệnh

ANH THƯ |

Ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT giúp giảm đáng kể thời gian, thủ tục đăng ký KCB, tạo sự tiện lợi tối đa cho người bệnh, mặt khác còn giúp nhân viên y tế xác thực chính xác bệnh nhân thông qua nhận diện vân tay của người bệnh; người bệnh không thể mượn thẻ của người khác để đi KCB, nhờ đó quỹ BHYT được quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Truyền cảm hứng cho học trò bằng niềm vui tái hoà nhập của bệnh nhân

Linh Nguyên |

Đại tá, PGS.TS Vũ Quang Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y đang truyền cảm hứng cho học trò của mình bằng chính niềm vui của bệnh nhân bỏng quay lại hoà nhập xã hội sau những lần tái tạo…

Tập trung chăm lo cho công nhân trước kỳ nghỉ Tết dài ngày

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, trước tình hình khó khăn về đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cho người lao động (NLĐ) nghỉ Tết dài ngày, đồng thời hỗ trợ xe đưa rước công nhân về các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, nhiều công nhân cũng vui vẻ trong việc nghỉ Tết dài hơn mọi năm do họ đã nhiều năm chưa về quê đón Tết cùng gia đình.

Biện pháp giúp giảm thời gian, tạo tiện lợi cho người bệnh

ANH THƯ |

Ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay trên thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT giúp giảm đáng kể thời gian, thủ tục đăng ký KCB, tạo sự tiện lợi tối đa cho người bệnh, mặt khác còn giúp nhân viên y tế xác thực chính xác bệnh nhân thông qua nhận diện vân tay của người bệnh; người bệnh không thể mượn thẻ của người khác để đi KCB, nhờ đó quỹ BHYT được quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Truyền cảm hứng cho học trò bằng niềm vui tái hoà nhập của bệnh nhân

Linh Nguyên |

Đại tá, PGS.TS Vũ Quang Vinh - Phó Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Học viện Quân y đang truyền cảm hứng cho học trò của mình bằng chính niềm vui của bệnh nhân bỏng quay lại hoà nhập xã hội sau những lần tái tạo…

Tập trung chăm lo cho công nhân trước kỳ nghỉ Tết dài ngày

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, trước tình hình khó khăn về đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cho người lao động (NLĐ) nghỉ Tết dài ngày, đồng thời hỗ trợ xe đưa rước công nhân về các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, nhiều công nhân cũng vui vẻ trong việc nghỉ Tết dài hơn mọi năm do họ đã nhiều năm chưa về quê đón Tết cùng gia đình.