Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

TRANG THIỀU |

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo được quy định cụ thể tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01;

- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có);

Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;

- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc UBND cấp tỉnh.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng gồm các tài liệu như quy định tại Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;

- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;

+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

- Ý kiến của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc UBND cấp tỉnh (trường hợp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có quy định); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công trình tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

Ngoài ra, đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngoài các tài liệu như trên, phải bổ sung văn bản về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

TRANG THIỀU
TIN LIÊN QUAN

Giải mã tục "gọi hồn" con cháu, đón Tết mưa ở cực Tây A Pa Chải

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tết mùa mưa là 1 trong 2 cái tết lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây - A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải đi "gọi hồn" con cháu về ăn Tết. Đây là 1 phong tục độc đáo mà đồng bào dân tộc Hà Nhì còn gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

“Tứ Bất Tử” gợi mở một cách làm mới dòng phim truyền thuyết Việt

ĐẠO DIỄN ĐỖ KHÁNH TOÀN |

Xem bộ phim tài liệu 4 tập “Văn hóa biểu tượng người Việt xưa trong Tứ Bất Tử” về Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu Liễu Hạnh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử của Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương vừa ra mắt, thấy thật thú vị và đáng suy ngẫm.

Giải mã tục "gọi hồn" con cháu, đón Tết mưa ở cực Tây A Pa Chải

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tết mùa mưa là 1 trong 2 cái tết lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây - A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải đi "gọi hồn" con cháu về ăn Tết. Đây là 1 phong tục độc đáo mà đồng bào dân tộc Hà Nhì còn gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

“Tứ Bất Tử” gợi mở một cách làm mới dòng phim truyền thuyết Việt

ĐẠO DIỄN ĐỖ KHÁNH TOÀN |

Xem bộ phim tài liệu 4 tập “Văn hóa biểu tượng người Việt xưa trong Tứ Bất Tử” về Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu Liễu Hạnh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử của Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương vừa ra mắt, thấy thật thú vị và đáng suy ngẫm.