Các tôn giáo chung tay trong phòng, chống và đẩy lùi đại dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Thời gian qua, các tôn giáo ở Việt Nam đã tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ngăn chặn, từng bước đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Gần 1.000 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia chống dịch

Sáng 20.8, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm ở TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh niềm Nam, Giáo hội Phật giáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hưởng ứng, phát động phong trào “Cởi áo ca sa khoác áo boluse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch”.

Từ phát động này, các tăng ni, phật tử tại nhiều địa phương, nhiều cơ sở Phật giáo trong cả nước liên tục có đơn đăng ký xung phong lên tuyến đầu phòng, chống dịch.

Trong đó phải kể đến việc Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã 2 lần tổ chức lễ xuất quân cho các vị tăng ni, phật tử cùng chức sắc, tu sĩ của Công giáo và đạo Tin Lành đăng ký là tình nguyện viên xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Cụ thể, tại Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu COVID-19 (214 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 10 (45 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 12 (40 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định....

Đến nay, cả nước đã có gần 1.000 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia tuyến đầu phòng dịch.

Tình nguyện viên là người tôn giáo tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.
Tình nguyện viên là người tôn giáo tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch.

Cùng với đó, các Tòa Giám mục cũng quan tâm, kêu gọi các linh mục, tu sĩ và tín đồ phát huy tinh thần chia sẻ và chung tay tham gia các hoạt động thiện nguyện trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, ngày 22.7, gần 200 linh mục, tu sĩ đã tình nguyện lên đường vào các bệnh viện dã chiến -nơi điều trị bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 để chung tay góp sức với ngành y tế nơi tuyến đầu chống dịch và chăm sóc các bệnh nhân.

Tiếp sau đó, ngày 11.8, 70 tình nguyện viên là các chức sắc, tu sĩ, tín đồ Công giáo tham gia hỗ trợ công tác điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 12 (62 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định (8 người).

Lan tỏa yêu thương để đẩy lùi đại dịch

Để góp phần chia sẻ những khó khăn với các chiến sĩ, bệnh nhân đang ngày đêm chống dịch, thời gian qua qua nhiều chùa, cơ sở thờ tự thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đồng lòng hưởng ứng phong trào “Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch” với mong muốn nấu những bữa cơm mang tới phục vụ tới các bệnh viện dã chiến, cơ sở cách ly phòng, chống dịch COVID-19.

Theo thống kê, bình quân mỗi ngày có hàng chục nghìn xuất cơm do Ban Trị sự hoặc các chùa công đức tới các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tại TP.Hồ Chí Minh (chùa Vĩnh Nghiêm mỗi ngày phục vụ từ 10.000 đến 20.000 suất; chùa Tường Nguyên mỗi ngày chăm sóc hơn 20.000 suất ăn phục vụ các bệnh viện dã chiến,…).

Tăng ni, phật tử tham gia tiếp nhận, phân loại nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân tại huyện Bình Chánh. Ảnh: Thy Thơ
Tăng ni, phật tử tham gia tiếp nhận, phân loại nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân tại huyện Bình Chánh. Ảnh: Thy Thơ

Nhận thấy giá trị, hiệu quả của hoạt động này, ngày 1.8.2021, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có công văn số 192/HĐTS-VP1 gửi tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố; tăng, ni, phật tử các chùa, cơ sở tự viện đề nghị tích cực hơn nữa thực hiện và lan tỏa phong trào bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khuyến khích các chùa, tự viện phát huy tinh thần “Hộ quốc an dân” tích cực phát tâm đăng ký, đề nghị chính quyền sở tại sử dụng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly thông qua phong trào “Dùng chùa, cơ sở tự viện làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phòng chống dịch COVID-19”. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền trong tín đồ, phật tử, cảnh giác với các thông tin giả, thông tin không chính xác, mê tín dị đoan về dịch bệnh...

Giáo hội Công giáo cũng đã có sáng kiến xây dựng mô hình “Siêu thị mini 0 đồng”. Mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả góp phần giảm tải những khó khăn cho đồng bào trong mùa dịch. Những nghĩa cử và hành động cao đẹp của các chức sắc Công giáo đã làm ấm lòng giáo dân, góp phần vận động giáo dân thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, ngành y tế về phòng, chống dịch.

Theo Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong buổi gặp gỡ với đại diện Tòa Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ tiến sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định: “Nếu không có lực lượng tình nguyện viên, cụ thể là các tu sĩ thì ngay cả giáo sư hay máy móc hiện đại thế nào cũng không thế hoạt động được”.

Bác sĩ nói thêm: “Một bác sĩ khám 5 bệnh nhân, có thể gánh thêm 10 bệnh nhân cũng được, nhưng thiếu lực lượng tình nguyện viên này là thua, bệnh viện không hoạt động được”.

Phật giáo tỉnh Long An tích cực vận động tăng, ni, phật tử đóng góp kinh phí, vật chất ủng hộ địa phương phòng, chống dịch.
Phật giáo tỉnh Long An tích cực vận động tăng, ni, phật tử đóng góp kinh phí, vật chất ủng hộ địa phương phòng, chống dịch.

Đáng chú ý, tính đến ngày 16.8.2021, các tôn giáo đã chung tay ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch lên tới hàng trăm tỉ đồng. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch hơn 150 tỉ đồng; Hội thánh Tin Lành Việt Nam quyên góp ủng hộ hơn 2 tỉ đồng; Phật giáo Hòa Hảo ủng hộ trên 34,4 tỉ đồng...

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, các tôn giáo đã, đang và sẽ có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Việt Nam hiện nay với 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, khoảng 27 triệu tín đồ, chiếm tỷ lệ gần 27% dân số cả nước, có thể khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giải mã tục "gọi hồn" con cháu, đón Tết mưa ở cực Tây A Pa Chải

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tết mùa mưa là 1 trong 2 cái tết lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây - A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải đi "gọi hồn" con cháu về ăn Tết. Đây là 1 phong tục độc đáo mà đồng bào dân tộc Hà Nhì còn gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

“Tứ Bất Tử” gợi mở một cách làm mới dòng phim truyền thuyết Việt

ĐẠO DIỄN ĐỖ KHÁNH TOÀN |

Xem bộ phim tài liệu 4 tập “Văn hóa biểu tượng người Việt xưa trong Tứ Bất Tử” về Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu Liễu Hạnh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử của Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương vừa ra mắt, thấy thật thú vị và đáng suy ngẫm.

Giải mã tục "gọi hồn" con cháu, đón Tết mưa ở cực Tây A Pa Chải

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Tết mùa mưa là 1 trong 2 cái tết lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì ở cực Tây - A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Trước ngày tết chính, mỗi gia đình đều phải đi "gọi hồn" con cháu về ăn Tết. Đây là 1 phong tục độc đáo mà đồng bào dân tộc Hà Nhì còn gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

“Tứ Bất Tử” gợi mở một cách làm mới dòng phim truyền thuyết Việt

ĐẠO DIỄN ĐỖ KHÁNH TOÀN |

Xem bộ phim tài liệu 4 tập “Văn hóa biểu tượng người Việt xưa trong Tứ Bất Tử” về Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Mẫu Liễu Hạnh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử của Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương vừa ra mắt, thấy thật thú vị và đáng suy ngẫm.