Rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên: Việc khó nhưng không thể không làm

Ngọc Diệp |

Thanh lọc, sàng lọc, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên là một vấn đề rất khó và phức tạp, nhưng không thể không làm. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp bách trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Củng cố niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng

Viện Khoa học tổ chức cán bộ và Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình vừa tổ chức Hội thảo “Rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên trong tình hình hiện nay – Thực trạng và giải pháp” tại tỉnh Ninh Bình.

Hội thảo do GS.TS Phùng Hữu Phú - Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; ông Võ Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài Khoa học và ông Nguyễn Quốc Toản, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình đồng chủ trì.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Ngọc Diệp
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Ngọc Diệp

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Việt Trung, Phó Viện trưởng Viện khoa học tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh: Thực tiễn trong hơn 91 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng đã tiến hành nhiều cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách toàn diện và kiên quyết nhằm khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Đảng luôn quan tâm và không ngừng xây dựng, phát triển đội ngũ đảng viên. Đồng thời, công tác sàng lọc, đưa đảng viên ra khỏi đảng được hầu hết các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo quyết liệt và triển khai kịp thời. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế trong tổ chức thực hiện. Việc triển khai thực hiện giữa các đại phương còn khác nhau, bộc lộ lúng túng; có sự nể nang, né tránh, ngại va chạm. Kết quả rà soát, sàng lọc giữa các địa phương có sự chênh lệch lớn…

Đồng chí Võ Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu đề dẫn tại Hội thảo. Ảnh: Ngọc Diệp
Ông Võ Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu đề dẫn tại Hội thảo. Ảnh: Ngọc Diệp

Ông Võ Thành Nam - Phó Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài khoa học khẳng định, trong 10 năm trở lại đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đội ngũ đảng viên đông nhưng chất lượng chưa tương xứng.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên không giữ được phẩm chất đạo đức và vai trò tiên phong, gương mẫu, làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ. Vì vậy, rà soát, sàng lọc đảng viên là yêu cầu tất yếu, khách quan, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.

Công việc khó nhưng không thể không làm

Tại Hội thảo, các đại biểu khẳng định, việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện và nâng cao chất lượng đảng viên là nhiệm vụ cấp thiết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Các đại biểu thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân, hạn chế trong việc rà soát, sàng lọc đảng viên. Đồng thời nêu rõ bất cập trong triển khai thực hiện các quy định, hướng dẫn của Trung ương về vấn đề này, để từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên trong tình hình mới.

Đồng chí Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng (Ban Tổ chức Trung ương) phát biểu ý kiến tại Hội thảo. Ảnh: Ngọc Diệp
Đồng chí Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng (Ban Tổ chức Trung ương) phát biểu ý kiến tại Hội thảo. Ảnh: Ngọc Diệp

Để làm tốt công tác rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng để nâng cao chất lượng đảng viên như các nghị quyết của Đảng đã yêu cầu, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các giải pháp.

Đó là, các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện đúng phương châm, phương pháp: “Phát hiện sớm, giáo dục kịp thời, giúp đỡ tích cực, xử lý kiên quyết”.

Coi trọng nâng cao chất lượng đảng viên. Đổi mới, điều chỉnh nội dung, chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng và đảng viên mới theo hướng tập trung vào những vấn đề cơ bản về Đảng, tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ, quyền của đảng viên, tính tiên phong, gương mẫu, nhất là xác định đúng đắn động cơ vào Đảng.

Các tổ chức đảng chú trọng đổi mới, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đảng viên. 

Tiếp tục hoàn thiện các quy định, quy chế về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại địa phương, cơ quan, đơn vị trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

Các cấp ủy đảng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở việc thực hiện và tổ chức sơ kết, tổng kết, phát huy các đơn vị điển hình thực hiện tốt, uốn nắn những nơi làm chưa tốt công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng viên.

Kết luận tại Hội thảo, GS.TS. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương cho rằng, để loại bỏ những đảng viên thoái hóa, biến chất, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp cơ sở phải thường xuyên và đẩy mạnh công tác rà soát, sàng lọc và đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.

Thanh lọc, sàng lọc, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên là một vấn đề rất khó và phức tạp, nhưng không thể không làm. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp bách trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Ngọc Diệp
TIN LIÊN QUAN

Đấu tranh với dã tâm, âm mưu thâm độc đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong bầu cử đại biểu Quốc hội (bài cuối): Luôn đổi mới để phù hợp với thực tiễn

TS NGUYỄN TRI THỨC |

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986), Đảng ta luôn tiến hành đổi mới, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, cầm quyền để phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và trên thế giới, đạt được nhiều thắng lợi to lớn trên các lĩnh vực, mặt trận khác nhau. Trong khi đó, Quốc hội cũng chú trọng đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, để thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Đấu tranh với dã tâm, âm mưu thâm độc đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong bầu cử đại biểu Quốc hội (bài 2): Đảng lãnh đạo, nhưng không đứng trên, làm thay Quốc hội

TS NGUYỄN TRI THỨC |

Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã được hiến định, nên vai trò lãnh đạo của Đảng trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là không có gì phải luận bàn. Và thực tế không riêng gì nhiệm kỳ 2021 - 2026, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thể hiện tốt vai trò lãnh đạo kịp thời, đúng đắn, sáng suốt về chủ trương, đường lối, chứ không đứng trên, làm thay Quốc hội…

Đấu tranh với dã tâm, âm mưu thâm độc đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong bầu cử đại biểu Quốc hội (bài 1): Âm mưu, thủ đoạn cũ, dã tâm không thay đổi

TS NGUYỄN TRI THỨC |

Kể từ khi có mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng sự tiện ích của hình thức truyền thông mới này nhằm rắp tâm thực hiện những âm mưu thâm độc chống phá cách mạng nước ta. Trước mỗi sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, chúng dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò cũ rích xuyên tạc, vu khống, chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bất chấp những thành tựu to lớn mà đất nước đã giành được trong suốt thời gian qua. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII,chúng đã, đang và chắc chắn sẽ lại gồng mình nhai lại những luận điệu giả dối, bịa tạc, chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một trong số đó là tiếp tục phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam…

Đấu tranh với dã tâm, âm mưu thâm độc đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong bầu cử đại biểu Quốc hội (bài cuối): Luôn đổi mới để phù hợp với thực tiễn

TS NGUYỄN TRI THỨC |

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986), Đảng ta luôn tiến hành đổi mới, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, cầm quyền để phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và trên thế giới, đạt được nhiều thắng lợi to lớn trên các lĩnh vực, mặt trận khác nhau. Trong khi đó, Quốc hội cũng chú trọng đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, để thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Đấu tranh với dã tâm, âm mưu thâm độc đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong bầu cử đại biểu Quốc hội (bài 2): Đảng lãnh đạo, nhưng không đứng trên, làm thay Quốc hội

TS NGUYỄN TRI THỨC |

Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã được hiến định, nên vai trò lãnh đạo của Đảng trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là không có gì phải luận bàn. Và thực tế không riêng gì nhiệm kỳ 2021 - 2026, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thể hiện tốt vai trò lãnh đạo kịp thời, đúng đắn, sáng suốt về chủ trương, đường lối, chứ không đứng trên, làm thay Quốc hội…

Đấu tranh với dã tâm, âm mưu thâm độc đòi phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong bầu cử đại biểu Quốc hội (bài 1): Âm mưu, thủ đoạn cũ, dã tâm không thay đổi

TS NGUYỄN TRI THỨC |

Kể từ khi có mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng sự tiện ích của hình thức truyền thông mới này nhằm rắp tâm thực hiện những âm mưu thâm độc chống phá cách mạng nước ta. Trước mỗi sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, chúng dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò cũ rích xuyên tạc, vu khống, chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, bất chấp những thành tựu to lớn mà đất nước đã giành được trong suốt thời gian qua. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII,chúng đã, đang và chắc chắn sẽ lại gồng mình nhai lại những luận điệu giả dối, bịa tạc, chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một trong số đó là tiếp tục phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản - nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam…