Vụ chùa cổ bị xâm hại: Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu kiểm tra xử lý

T.Du |

Sau khi xảy ra vụ việc khu di tích quốc gia (ở Thanh Hóa) bị xâm hại, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo kiểm tra, xử lý vụ việc.

Ngày 15.11, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng vừa có ý kiến chỉ đạo liên quan đến thông tin phản ánh tại chùa Quan Thánh (thuộc Khu di tích danh lam thắng cảnh núi An Hoạch, phường An Hưng, TP Thanh Hóa) bị xâm hại.

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và UBND TP Thanh Hóa khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm.

Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh về những sai phạm tại di tích chùa Quan Thánh. Đồng thời, chỉ đạo dừng ngay các hoạt động xâm phạm di tích.

Ngoài ra, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa sớm có hướng dẫn UBND TP Thanh Hóa xây dựng phương án khôi phục, bảo vệ di tích và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Trước đó, như Lao Động đã thông tin, thời gian gần đây, nhiều người dân tỏ ra bất ngờ, bức xúc khi tại khu Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi (ở phường An Hưng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị xâm hại, tô vẽ lòe loẹt, làm biến đổi nguyên trạng ban đầu.

Ghi nhận tại khu di tích này cho thấy, có khoảng hơn chục bài văn bia, hình tượng trên vách đá (trong khu chùa Quan Thánh) bị tô vẽ màu đỏ vàng lòe loẹt. Thậm chí, một tấm văn bia còn bị khoan, đục lỗ làm hư hỏng 2 chữ trong văn bia khắc trên đá.

Được biết, các văn bia, hình tượng khắc trên vách đá (trong chùa Quan Thánh) đều nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi. Cụm di tích này, ngoài chùa Quan Thánh còn có núi Vọng phu, lăng Quận Mãn, chùa Tiên Sơn, Đình Thượng.

Sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc kiểm tra, qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định, việc tô vẽ các hạng mục trong di tích là do bà Lê Thị Thịnh. Nói về vụ việc trên, bà Thịnh cho biết, thời gian trông coi chùa Quan Thánh, thấy các tấm bia, linh vật bị mốc đen nên đã thuê thợ về sơn vẽ lại.

T.Du
TIN LIÊN QUAN

Di dời chánh điện chùa Diệu Đế để bảo vệ “Long vân khế hội”

Tường Minh |

Thay vì hạ giải trong quá trình trùng tu, chánh điện chùa Diệu Đế đã được “Thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời lui phía sau để bảo vệ bức tranh “Long vân khế hội” được vẽ trên trần nhà.

Chùa Tứ Giáp - nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân

Quang Việt |

Ngày 3.9.2022, UBND thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang) và Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức khánh thành chùa Tứ Giáp, nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Vẻ đẹp chùa Hang - nơi đầu tiên Đạo Phật du nhập vào nước ta

VƯƠNG TRẦN |

Hải Phòng - Chùa Hang hay còn gọi là Cốc Tự (khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn.

Di dời chánh điện chùa Diệu Đế để bảo vệ “Long vân khế hội”

Tường Minh |

Thay vì hạ giải trong quá trình trùng tu, chánh điện chùa Diệu Đế đã được “Thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời lui phía sau để bảo vệ bức tranh “Long vân khế hội” được vẽ trên trần nhà.

Chùa Tứ Giáp - nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân

Quang Việt |

Ngày 3.9.2022, UBND thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang) và Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức khánh thành chùa Tứ Giáp, nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Vẻ đẹp chùa Hang - nơi đầu tiên Đạo Phật du nhập vào nước ta

VƯƠNG TRẦN |

Hải Phòng - Chùa Hang hay còn gọi là Cốc Tự (khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng) được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn.