Việt Nam: Điểm đến sáng giá để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất

Song Minh |

Khi các doanh nghiệp toàn cầu tìm cách đa dạng hóa, tăng khả năng phục hồi và kết nối chuỗi cung ứng, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất do vị trí chiến lược và lợi thế về vận chuyển, lao động cạnh tranh và chi phí sản xuất. 

Vị trí chiến lược

Trang Vietnam Briefing nhận định, so với các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam có lợi thế nổi bật với cảng hàng không quốc tế, đường sắt kết nối tạo thuận lợi cho dòng chảy sản xuất và vận tải.

Trang Techwire Asia cũng cho rằng, khía cạnh hấp dẫn nhất của hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nằm ở vị trí địa lý và khả năng tiếp cận. Lĩnh vực chế biến và chế tạo của Việt Nam là lĩnh vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn nhất - ở mức 58,2% vào năm 2020 - và có lý do chính đáng, bởi Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và so với hầu hết các nước láng giềng, có khả năng tiếp cận cao với các tuyến đường thương mại và vận chuyển hàng hóa lớn trong và ngoài Đông Nam Á và Châu Á.

Năm 2020, lĩnh vực chế biến và chế tạo tiếp tục dẫn đầu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước. Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ lấy lại động lực và đạt mức tăng trưởng GDP từ 6 đến 6,5% vào năm 2022.

Trong giai đoạn 2020-2021, do COVID-19, lĩnh vực sản xuất phải chịu đựng những gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng. Việc đóng cửa kinh doanh tạm thời, giao thông khó khăn và thiếu nhân viên làm giảm sản lượng sản xuất ở Việt Nam. Trong khi đó, đại dịch đã cản trở các ngành sản xuất do giá đầu vào tăng, thiếu nguyên liệu thô, thiếu năng lực vận chuyển và các vấn đề về vận tải. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng các hạn chế về đóng cửa, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đã nhộn nhịp trở lại với niềm tin của người tiêu dùng đang dần hồi phục.

Theo báo cáo của IHS Markit, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng lên 52,2 trong tháng 11.2021 từ mức 52,1 trong tháng 10, phần lớn là do số lượng đơn đặt hàng mới cao hơn và các ưu đãi của chính phủ. Điểm từ 50 trở lên có nghĩa là có sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất.

Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực sản xuất. Ảnh: S.M
Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực sản xuất. Ảnh: S.M

Lợi thế sản xuất của Việt Nam

Cả hai trang Vietnam Briefing và Techwire Asia đều có chung nhận định rằng ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam được thúc đẩy bởi một số yếu tố chính.

Thứ nhất, Việt Nam được quảng bá là nhà sản xuất giá rẻ với giá nhân công cạnh tranh. Việt Nam nổi tiếng là trung tâm của các hoạt động sản xuất, đặc biệt là với các quốc gia có thu nhập cao hơn đang áp dụng chiến lược “Cộng một” (Plus one). Đây là chiến lược kinh doanh trong đó các công ty đa dạng hóa đầu tư vào các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. 

Ngoài nhân công, chi phí kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất, thấp, do chi phí đầu tư phải chăng như chi phí xây dựng và đất đai. Điều này góp phần làm cho Việt Nam ngày càng có vị thế như một giải pháp thay thế hiệu quả hơn về chi phí so với các đối tác trong khu vực.

Thứ hai, Việt Nam có một lực lượng lao động tương đối lớn, có trình độ học vấn tốt, trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn. Bên cạnh đó, chính phủ đã cung cấp nhiều khóa đào tạo và giáo dục nghề nghiệp khác nhau để trang bị cho lực lượng lao động.

Với tình trạng thiếu lao động hiện nay và thiếu công nhân lành nghề trong các ngành cụ thể như công nghệ thông tin, chính phủ đã đưa ra các chiến lược và chương trình bổ sung. Chẳng hạn, gần đây chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 và ban hành Quyết định 17 về mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Điều này nêu bật cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo và giáo dục cho thị trường lao động.

Thứ ba, nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), chẳng hạn như Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Anh-Việt (UKVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam với tư cách là một trung tâm xuất khẩu sản xuất giá rẻ.

Các Hiệp định thương mại như vậy cho phép Việt Nam tận dụng lợi thế của việc giảm thuế quan, cả trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và với EU và Mỹ để thu hút các công ty xuất khẩu sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các đối tác ngoài ASEAN.

Thứ tư, Việt Nam có các chính sách phù hợp để hỗ trợ thúc đẩy FDI và tập trung nhiều hơn vào việc thiết lập một môi trường trung lập tự do. Quốc gia này cũng cung cấp các điều kiện cần thiết cho việc phân cấp quản lý FDI hiệu quả, thúc đẩy sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp khác và tham vấn chặt chẽ hơn với các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng. Bên cạnh đó, Việt Nam có các chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty nước ngoài, cũng như lợi ích cho các công ty sử dụng năng lượng xanh hoặc có kế hoạch kết hợp năng lượng này.

Thứ năm, so với các công ty cùng ngành trong khu vực, các công ty Việt Nam có mức cao nhất về số hóa trong sản xuất và chế tạo, liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhìn chung, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhận thấy chi phí hậu cần cao là khía cạnh thách thức nhất của thương mại điện tử xuyên biên giới - ngoại trừ Việt Nam.

Với tất cả những yếu tố trên, Việt Nam được dự báo có thể sẽ tiếp tục dẫn đầu khu vực trong sản xuất, ít nhất là trong tương lai gần.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam nhất quán chính sách bảo vệ quyền con người

Song Minh |

Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặt con người làm trung tâm, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của đất nước.

Văn hóa là yếu tố quan trọng để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh

VIỆT LÂM THỰC HIỆN |

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu tại cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động trước thềm Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tối ưu hoá quyền lợi BHXH cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc

PHẠM ĐÔNG |

Việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ giúp người lao động Việt Nam đến làm việc tại đây tránh đóng song trùng BHXH, đồng thời tối ưu hóa quyền lợi của người lao động là công dân hai nước.

Việt Nam nhất quán chính sách bảo vệ quyền con người

Song Minh |

Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặt con người làm trung tâm, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của đất nước.

Văn hóa là yếu tố quan trọng để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh

VIỆT LÂM THỰC HIỆN |

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu tại cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động trước thềm Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tối ưu hoá quyền lợi BHXH cho người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc

PHẠM ĐÔNG |

Việc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ giúp người lao động Việt Nam đến làm việc tại đây tránh đóng song trùng BHXH, đồng thời tối ưu hóa quyền lợi của người lao động là công dân hai nước.