Tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

PHẠM ĐÔNG |

Năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị các địa phương cần có sự lồng ghép các chương trình, dự án để bảo đảm được thực hiện hiệu quả và phù hợp với từng địa phương. Chú trọng hỗ trợ công tác xóa đói, giảm nghèo cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn.

Hỗ trợ tín dụng cho hơn 6,5 triệu hộ nghèo, cận nghèo

Sáng 4.1, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình) và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2022, công tác dân tộc trên địa bàn cả nước có nhiều chuyển biến rõ nét và kết quả nổi bật, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội.

Sản xuất đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; tỷ lệ hộ nghèo giảm đạt chỉ tiêu đề ra, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được cải thiện. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường. Công tác giáo dục, y tế ở vùng dân tộc thiểu số có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy. 

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, ước đến 31-12.2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 286.970 tỉ đồng với hơn 6,5 triệu hộ nghèo và cận nghèo và đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ước đạt 2.780 tỉ đồng, với 30.000 người vay.

Trong đó, Bộ Giao thông - Vận tải đã hoàn thành Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh ở khu vực tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đảm bảo an toàn giao thông với tổng mức đầu tư 1.005 tỉ đồng trên địa bàn 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; xây dựng 2.457 cầu dân sinh với kinh phí 5.695,53 tỉ đồng trên phạm vi 50 tỉnh…

Năm 2023, Ủy ban Dân tộc tập trung vào 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo, điều hành. Trong đó, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Chương trình, trọng tâm là tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình.

Đồng thời, tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo về chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là các điểm nóng về an ninh trật tự, tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường...

Lồng ghép các chương trình, dự án để bảo đảm thực hiện hiệu quả

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, năm 2022 vừa qua, tình hình thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, nên đời sống của người dân, trong đó có người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong bối cảnh đó, công tác dân tộc, chính sách dân tộc tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sát. Các bộ, ngành Trung ương và địa phương tích cực phối hợp, tổ chức thực hiện góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Phạm Đông
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Phạm Đông

Năm 2022 là năm đầu tiên tổ chức triển khai Chương trình, theo đó các địa phương đã triển khai hết sức đồng bộ. Trong đó, Ủy ban Dân tộc cùng 15 bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, tiểu dự án đã hoàn thành 32/33 văn bản hướng dẫn; 60 văn bản trao đổi, quy trình… làm cơ sở pháp lý để các địa phương triển khai có hiệu quả Chương trình.

Về nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị các địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc.

Trong đó, cần có sự lồng ghép các chương trình, dự án để bảo đảm được thực hiện hiệu quả và phù hợp với từng địa phương. Chú trọng hỗ trợ công tác xóa đói, giảm nghèo cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn.

Cùng với đó là tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chương trình, chính sách dân tộc để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của chính sách giai đoạn 2021-2030.

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với phương châm sâu sát, quyết liệt, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trong Chương trình.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Sóc Trăng hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số giảm nghèo

Thanh Hà |

Sóc Trăng hỗ trợ giảm nghèo với hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số,  xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. 

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trực tiếp đi tham quan, tìm hiểu và nắm tình hình thực tế về cơ sở vật chất, việc học tập, sinh hoạt, đời sống của 860 học sinh của 23 dân tộc đến từ 18 tỉnh, thành phố trong cả nước đang ở nội trú tại ký túc xá cũng như công tác chuyên môn của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Nâng cao chất lượng đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo

Thanh Hà |

Các đại biểu tại hội thảo đã tập trung thảo luận, nghiên cứu thực trạng, tình hình, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tác động đến tư tưởng, đời sống của phụ nữ dân tộc thiểu số theo các tôn giáo tại các địa bàn. 

Sóc Trăng hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số giảm nghèo

Thanh Hà |

Sóc Trăng hỗ trợ giảm nghèo với hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số,  xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn. 

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trực tiếp đi tham quan, tìm hiểu và nắm tình hình thực tế về cơ sở vật chất, việc học tập, sinh hoạt, đời sống của 860 học sinh của 23 dân tộc đến từ 18 tỉnh, thành phố trong cả nước đang ở nội trú tại ký túc xá cũng như công tác chuyên môn của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Nâng cao chất lượng đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số theo tôn giáo

Thanh Hà |

Các đại biểu tại hội thảo đã tập trung thảo luận, nghiên cứu thực trạng, tình hình, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tác động đến tư tưởng, đời sống của phụ nữ dân tộc thiểu số theo các tôn giáo tại các địa bàn.