Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Phạm Đông |

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 14, khóa IX mở rộng, nhiệm kỳ 2019-2024 khai mạc. 

Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có bà Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương và hơn 600 đại biểu ở điểm cầu Trung ương, địa phương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nêu rõ, hội nghị có 2 nội dung quan trọng là thống nhất thông qua Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước và ý kiến, kiến nghị của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam gửi tới kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; thông qua Chương trình giám sát phản biện xã hội năm 2023 của UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.

Theo ông Đỗ Văn Chiến, việc góp ý kiến thông qua dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới kỳ họp thứ 4 đảm bảo nguyên tắc vừa đáp ứng kỳ vọng lắng nghe nhiều ý kiến để nâng cao chất lượng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Đồng thời đáp ứng mong đợi của cử tri và nhân dân cả nước và nâng cao một bước chất lượng hoạt động của MTTQ Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024.

“Hội nghị cũng thông qua chương trình giám sát phản biện xã hội năm 2023. Trên cơ sở đó sẽ thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ theo quy chế phối hợp và Nghị quyết liên tịch đã ký kết. Đây là một nhiệm vụ không mới nhưng điều chỉnh cách làm để vừa đảm bảo nguyên tắc và tăng cường tính hệ thống trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên”, ông Chiến thông tin.

Trong kế hoạch giám sát và phản biện xã hội năm 2023, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam dự kiến 6 nội dung giám sát, 3 nội dung phản biện chung trong toàn quốc để xin ý kiến Đoàn Chủ tịch. Ông Đỗ Văn Chiến cho biết, nội dung giám sát, phản biện nào được đại biểu tham dự thống nhất sẽ tiến hành triển khai trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức chính trị - xã hội cũng sẽ thực hiện từ 1-2 cuộc giám sát, phản biện xã hội. Qua đó sẽ tập hợp được kết quả của toàn quốc.

Ngoài ra, Ủy ban MTTQ các tỉnh thành phố cũng thực hiện thêm một số cuộc giám sát, phản biện xã hội theo tình hình thực tế của địa phương hoặc theo chỉ đạo của cấp ủy địa phương.

Đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Lù Văn Que - Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, cần tìm rõ nguyên nhân tình trạng sau dịch COVID-19 có nhiều vụ việc diễn ra sai phạm rất nhiều. Nhiều cán bộ bị kỷ luật, trong đó có cả cấp Trung ương, gây bức xúc, tâm tư cho người dân. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều cán bộ ngành y tế xin nghỉ việc sau đại dịch, liệu đây có phải yếu tố “bất ổn xã hội” không?

Về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ông Lù Văn Que cho rằng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã và đang hoạt động rất hiệu quả. Đảng đã có các quy định về nêu gương của người đứng đầu, kiểm soát quyền lực, quy định các điều đảng viên không được làm.

Ông Lù Văn Que đề nghị Mặt trận cần chỉ rõ hơn dân cần làm gì, cần làm như thế nào và ai bảo vệ người dân trong tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cũng cần phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Chỉ có dân tham gia mới ngăn chặn, đẩy lùi được “giặc nội xâm”.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

PHẠM ĐÔNG |

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tập hợp, đoàn kết nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

9 nhiệm vụ trọng tâm của công tác Mặt trận trong 6 tháng cuối năm 2022

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 8.8, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 13, khóa IX mở rộng, nhiệm kỳ 2019-2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu đã nhấn mạnh về 9 nhiệm vụ trọng tâm của công tác Mặt trận trong 6 tháng cuối năm 2022.

Phát huy giá trị tốt đẹp của các tôn giáo trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

PHẠM ĐÔNG |

Trong thời gian tới, MTTQ và các tổ chức thành viên tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn theo hướng sâu sát cơ sở, có những mô hình, cách làm thiết thực trong công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết, tập hợp các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

PHẠM ĐÔNG |

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tập hợp, đoàn kết nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

9 nhiệm vụ trọng tâm của công tác Mặt trận trong 6 tháng cuối năm 2022

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 8.8, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 13, khóa IX mở rộng, nhiệm kỳ 2019-2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Tiến Châu đã nhấn mạnh về 9 nhiệm vụ trọng tâm của công tác Mặt trận trong 6 tháng cuối năm 2022.

Phát huy giá trị tốt đẹp của các tôn giáo trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

PHẠM ĐÔNG |

Trong thời gian tới, MTTQ và các tổ chức thành viên tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn theo hướng sâu sát cơ sở, có những mô hình, cách làm thiết thực trong công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết, tập hợp các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.