Người lao động đề xuất thay đổi cách tính lương hưu

MẠNH CƯỜNG |

Nhiều lao động cho rằng, cách tính lương hưu hiện nay không công bằng giữa nam và nữ đồng thời cũng không đảm bảo được cuộc sống khi về già.

Tại hội thảo: “Lấy ý kiến người lao động về chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong dự án Luật BHXH (sửa đổi)" do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức tại TP.HCM mới đây, ông Kim Vĩnh Cường - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP.HCM) - có ý kiến về việc thay đổi lại cách tính lương hưu đối với lao động ngoài Nhà nước, giữa lao động nam và lao động nữ.

Theo ông Cường, với những lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 2014 nên tính lương hưu theo 20 năm cuối đóng bảo hiểm. Nếu tham gia bảo hiểm sau năm 2015 mới tính bằng tổng số năm đóng.

Ông Cường cũng đề xuất lao động nam đóng đủ 17 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45% lương hưu thay vì 20 năm như hiện tại.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Quang (51 tuổi) - công nhân đã nghỉ việc tại Thái Bình - cho biết, bản thân tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 2.2009. Lúc đó, mức đóng rất thấp chỉ có 750.000 đồng/tháng. Đến năm 2014 mới tăng lên được 2,4 triệu đồng/tháng.

Ông Quang nhẩm tính, 5 năm này bình quân được 1,9 triệu đồng/tháng nhân với mức hưởng 45% thì chưa nổi 1 triệu đồng/tháng lương hưu. 9 năm sau từ năm 2014 đến năm 2023 bình quân được 3,2 triệu đồng/tháng (khoảng 1,44 triệu đồng tiền lương hưu).

Nếu cố đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mức 1,2 triệu đồng/tháng đến khi đủ 20 năm, ông Quang mới nhận được gần 2,9 triệu đồng lương hưu. “Giả sử tính từ mốc năm 2014 để ra bình quân lương hưu vẫn còn khá ít dù mức đóng đã cao từ 2,5 triệu đồng trở lên” - ông Quang bày tỏ.

Bên cạnh đó, ông Quang cũng cho rằng: “Tại sao công sức bỏ ra là như nhau mà lao động nữ lại được hưởng tỉ lệ % lương hương cao hơn 5% so với nam giới khi đóng đủ 20 năm”. Lý giải thêm, ông Quang cho hay, nếu tính 55% giống như nữ giới thì lương hưu của ông cũng được gần 3,2 triệu đồng/tháng.

Bà Thanh bày tỏ không nên lấy mức đóng từ năm 2007 khi mọi thứ còn quá rẻ để tính lương hưu cho bây giờ hay năm 60 tuổi. Ảnh: NVCC
Bà Thanh bày tỏ không nên lấy mức đóng từ năm 2007 khi mọi thứ còn quá rẻ để tính lương hưu cho bây giờ hay năm 60 tuổi. Ảnh: NVCC

Bà Hoàng Thị Thanh (48 tuổi) - công nhân cắt vải tại Nam Định - cho biết, tháng 9 này, bà đóng bảo hiểm xã hội được tròn 16 năm. Nếu cộng thêm bình quân 300.000 đồng/tháng cho 4 năm bảo hiểm sắp tới, bà Thanh cũng chỉ nhận được 2,85 triệu đồng/tháng tiền lương hưu. Mức hưởng này cho 20 năm tham gia bảo hiểm xã hội theo bà Thanh chưa hợp lý và khó đảm bảo cuộc sống.

“Đến năm tôi đủ 60 tuổi thì chồng cũng 62 tuổi. Sau 12 năm nữa, mọi thứ đâu còn như bây giờ, giá cả chắc phải tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi hiện tại. Lương hưu 2,85 triệu đồng/tháng, một người sống còn bất cập chứ đừng nói đến 2 người” - bà Thanh nói.

Nữ công nhân chia sẻ, sở dĩ lương hưu thấp một phần cũng bởi mức đóng những năm đầu đi làm khá thấp chỉ hơn 700.000 đồng/tháng đến 980.000 đồng/tháng từ năm 2007 đến năm 2010. Năm 2014 mới tăng lên 2,3 triệu đồng/tháng.

Bà Thanh cho rằng, không nên lấy mức đóng từ thời đó khi mọi thứ còn quá rẻ để tính lương hưu cho bây giờ hay năm 60 tuổi. Vì giá cả sau 20 năm chênh lệch rất nhiều.

“Năm 2008 có 6.000 đồng/kg gạo, giờ đã 16.000 đồng. 12 năm sau khi tôi đủ 60 tuổi, chắc gạo phải lên đến 25.000 đồng/kg” - bà Thanh nói.

Vì vậy, bà Thanh mong muốn Nhà nước nên thay đổi lại cách tính lương hưu lấy mốc sau năm 2014 để tính. Còn nếu tính tổng thời gian tham gia thì các năm trước 2014, nữ công nhân đề xuất nhân đôi, thậm chí nhân ba để đảm bảo phù hợp với cuộc sống hiện tại và tương lai.

MẠNH CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Nóng chuyện tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

LƯƠNG HẠNH |

Câu chuyện tăng lương tối thiểu vùng lại một lần nữa “nóng” lên khi các cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2024. Mức tăng, thời điểm áp dụng cần tính toán để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Đề xuất suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở

HOÀNG QUANG |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đưa ra lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm xã hội tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong đó có quy định trợ cấp một lần về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở.

Hụt hẫng vì chưa được nhận lương hưu tăng từ tháng 7

QUẾ CHI |

Phấn khởi, chờ đợi sẽ được nhận lương hưu nhiều hơn so với trước đây ngay từ tháng 7.2023, nhưng nhiều người về hưu đã hụt hẫng khi phải chờ đợi thêm mới có thể nhận được khoản tiền này.

Nóng chuyện tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

LƯƠNG HẠNH |

Câu chuyện tăng lương tối thiểu vùng lại một lần nữa “nóng” lên khi các cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2024. Mức tăng, thời điểm áp dụng cần tính toán để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Đề xuất suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở

HOÀNG QUANG |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đưa ra lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm xã hội tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong đó có quy định trợ cấp một lần về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở.

Hụt hẫng vì chưa được nhận lương hưu tăng từ tháng 7

QUẾ CHI |

Phấn khởi, chờ đợi sẽ được nhận lương hưu nhiều hơn so với trước đây ngay từ tháng 7.2023, nhưng nhiều người về hưu đã hụt hẫng khi phải chờ đợi thêm mới có thể nhận được khoản tiền này.