Người duy trì hơi ấm những lớp học trong giá rét

Tống Bao |

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Mầm non, cô sinh viên dân tộc Thái - Lò Thị Nghị đã luôn gắn bó với những điểm trường khó khăn nhất ở vùng Tây Bắc.

Khó khăn từ những ngày đầu

“Có lần mặc áo ấm cho học trò, các em đã ôm chầm lấy tôi. Cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc, nước mắt cứ thế trào ra. Điều đó đã khiến tôi không thể rời xa nơi này”…

Đó là lời chia sẻ của cô giáo Lò Thị Nghị - giáo viên tại điểm bản Nậm Tảng thuộc trường Mầm non xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.

Tại 1 lớp học trong sương mù quanh năm bao phủ luôn vang lên những lời ca, tiếng hát, cô giáo là nguồn hơi ấm để xua tan lạnh giá, sưởi ấm những tâm hồn bé bỏng.

Cô giáo Lò Thị Nghị và những em nhỏ ở lại trường trong một chiều cuối tuần.
Cô giáo Lò Thị Nghị và những em nhỏ ở lại trường trong một chiều cuối tuần. Ảnh: Tống Bao

Sinh năm 1992, cô Lò Thị Nghị sinh ra và lớn lên tại xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Năm 2014, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng, chuyên ngành Sư phạm Mầm non, cô về nhận nhiệm vụ tại trường Mầm non xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn.

Đó là nơi không có điện, không có sóng điện thoại, đường vào trường phải vượt qua sông suối vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là mùa mưa lũ…

Khi ấy, huyện Nậm Nhùn mới được chia tách nên còn nhiều khó khăn. Chưa có cầu bắc qua sông để vào trường, do vậy, khi vào đầu năm học chúng tôi vượt sông đến trường và ở đó luôn.

“Có những lần phải ra huyện để tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, chúng tôi đã phải “đu cây” để vượt qua dòng nước lớn. Sau khi sang được bờ bên kia, chúng tôi lại ớn lạnh khi nghĩ đến việc quay trở lại” - cô Nghị kể.

Sau 6 năm vượt qua vô vàn khó khăn và gắn bó với những học trò ở Nậm Chà, đến tháng 9.2020, cô giáo Lò Thị Nghị được chuyển về công tác tại trường Mầm non Hua Bum cách trung tâm huyện Nậm Nhùn hơn 100km .

Vừa trải qua những tháng năm dài gian khó, thế nhưng, chỉ sau hơn một năm công tác tại điểm trung tâm, cô Nghị lại xung phong vào điểm trường xa nhất, khó khăn nhất của xã Hua Bum, đó là chính là bản Nậm Tảng…

Lớp học trong sương lạnh

Điểm trường Nậm Tảng nằm trên đỉnh núi, cách trung tâm xã Hua Bum khoảng 80km, mùa mưa thường bị cô lập bởi sạt ở gây mất đường.

Nơi đây quanh năm sương mù bao phủ, mùa Hè vẫn lạnh giá như mùa Đông. Điểm trường lại nằm chót vót trên đỉnh núi nên luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Lớp học do cô Nghị phụ trách là 1 lớp ghép, mỗi sáng cô phải dậy thật sớm để chuẩn bị bữa sáng cho 37 em, sau đó mới vào lớp học. Đầu giờ chiều, khi đám trò nhỏ đang say giấc thì cô lại lặng lẽ đun nước, pha sữa đợi trẻ dậy để cho ăn bữa phụ...

“Khi mùa Đông đến, thời tiết ở Nậm Tảng có thời điểm xuống sát ngưỡng 0 độ. Áo khoác học sinh mặc lại hay bị hỏng khóa, nên tôi phải chuẩn bị nhiều áo phao để tại lớp cho các em mặc thêm để giữ ấm trong những ngày giá rét” – cô Nghị chia sẻ.

Các em nhỏ vui sướng khi được nhận áo phao để giữ ấm cơ thể.
Các em nhỏ vui sướng khi được nhận áo phao để giữ ấm cơ thể. Ảnh: Tống Bao

Lấy cho chúng tôi xem bức ảnh chụp chung với 6 em nhỏ, cô Nghị giới thiệu: "Đây là các con ở nhóm 6 hộ dân cách trường hơn 7km. Vì đường đi khó khăn nên bố mẹ đưa đi học từ đầu tuần, đến cuối tuần mới đón về”. 

Do đường nước dẫn về điểm trường lúc có, lúc không nên mỗi buổi tan học, cô Nghị lại cùng 6 em nhỏ đi tìm nguồn nước để tắm, giặt và lấy nước về sinh hoạt.

Đêm về, 1 mẹ và 6 con dưới một mái ấm, mọi việc từ ăn, ở, sinh hoạt của cả “gia đình” đều một tay cô lo liệu. Thức ăn thì phải mang vào từ đầu tuần hoặc nhờ dân bản mua hộ…

Nói về cô giáo Lò Thị Nghị, bà Nguyễn Thị Đào - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hua Bum cho biết, cô Nghị là giáo viên trẻ rất nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

Cô dạy học và ăn ở luôn tại điểm bản người Dao nên chỉ trong 1 thời gian ngắn cô Nghị đã học và nói tiếng Dao khá thành thạo và được nhân dân bản Nậm Tảng rất tin yêu và quý mến.

“Mỗi khi nhà trường có các đoàn từ thiện tặng lương thực, thực phẩm và áo ấm, chúng tôi luôn ưu tiên một phần cho điểm bản Nậm Tảng để chia sẻ những khó khăn của cô trò nơi đây” – cô Hiệu trưởng nói.

Với thành tích 8 năm liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cô cô giáo Lò Thị Nghị vừa vinh dự được UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen vì sự nghiệp giáo dục các xã biên giới vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tống Bao
TIN LIÊN QUAN

Hòa Bình công bố công tác xây dựng hồ sơ Di sản Mo Mường

Thanh Hà |

Mo Mường ở Hòa Bình là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng mang nhiều giá trị đặc sắc.

Đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng di sản Ninh Bình

Thanh Hà |

Du lịch phát triển không chỉ tạo sinh kế bền vững cho người dân Ninh Bình mà còn góp phần khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một.

Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt

Thanh Hà |

Trong không gian đồi thông thơ mộng của Bảo tàng Lâm Đồng, triển lãm sẽ giới thiệu đến công chúng trên 100 tượng gỗ được tuyển chọn từ các nhà điêu khắc, các nghệ nhân đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên.

Hòa Bình công bố công tác xây dựng hồ sơ Di sản Mo Mường

Thanh Hà |

Mo Mường ở Hòa Bình là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng mang nhiều giá trị đặc sắc.

Đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng di sản Ninh Bình

Thanh Hà |

Du lịch phát triển không chỉ tạo sinh kế bền vững cho người dân Ninh Bình mà còn góp phần khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một.

Phục dựng không gian tượng gỗ Tây Nguyên giữa rừng thông Đà Lạt

Thanh Hà |

Trong không gian đồi thông thơ mộng của Bảo tàng Lâm Đồng, triển lãm sẽ giới thiệu đến công chúng trên 100 tượng gỗ được tuyển chọn từ các nhà điêu khắc, các nghệ nhân đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên.