Người đồng bào ở Huế dùng kỹ thuật để trồng, bảo vệ rừng

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Người đồng bào ở Thừa Thiên Huế áp dụng kỹ thuật để trồng được các giống cây thuần loài có thể hạn chế được cháy rừng, bảo tồn được nguồn gen bản địa.

Đào tạo kỹ năng trồng và giữ rừng

Những năm trở lại đây, Dự án áp dụng kiến thức bản địa trồng rừng bằng cây bản địa tạo "dải băng xanh" tại bản Phúc Lộc (xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) do Câu lạc bộ (CLB) Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở NNPTNT thực hiện nhận được sự đồng hành của hàng trăm người dân thuộc đồng bào Vân Kiều, Tà Ôi và Cơ Tu.

Hơn 250 người dân bản Phúc Lộc được trang bị kiến thức về quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học và các lợi ích kinh tế - xã hội mà rừng mang lại.

Đặc biệt, người dân được hướng dẫn về các tiêu chuẩn và quy trình để đạt “Chứng chỉ quản lý rừng FSC”, là một trong những công cụ đang được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến khích nhằm cải thiện quản lý rừng, giảm nghèo hướng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Những vườn cây ướm giống rừng bản địa. Ảnh: Lê Thanh Phong.
Những vườn cây ươm giống cây rừng bản địa quý hiếm. Ảnh: CLB Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế

Từ dự án, người dân nắm được kỹ thuật thu hái hạt giống và gieo tạo cây con và xây dựng một vườn ươm cộng đồng với hơn 22.000 giống cây bản địa quý hiếm như Ươi, Huỷnh và Lim xanh, vừa kinh doanh cây giống, vừa trồng các dải băng xanh để ngăn chặn cháy rừng. Mang lại tính bền vững về kinh tế, sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”: Giống tại chỗ, gieo ươm tại chỗ, trồng rừng tại chỗ; giảm rủi ro thiệt hại đáng kể về kinh tế vì sẽ tiết kiệm kinh phí đầu tư trồng rừng, sản phẩm đầu vào luôn ổn định và đảm bảo yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó, trồng rừng gỗ lớn cây bản địa có chu kỳ kinh doanh dài nhưng sản phẩm sau thu hoạch sẽ có giá trị cao hơn.

Phủ xanh hiệu quả

Hiện nay, 110 hecta rừng của bản Phúc Lộc đã đạt được chứng chỉ FSC, khẳng định sự nỗ lực của cộng đồng trong việc quản lý rừng bền vững. Dự kiến, có thêm 60 hecta được cấp chứng chỉ FSC trong năm 2024, nâng tổng diện tích rừng đạt chứng chỉ lên 170 hecta có giá trị cao; giúp cải thiện khả năng chống cháy rừng, cũng như tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái thông qua việc bảo tồn các loài bản địa.

Như vậy, từ việc người dân địa phương chỉ biết trồng keo thuần loài, can thiệp bằng các biện pháp xử lý đất và bón phân không đúng quy trình kỹ thuật, gây ra xói lở, mất tầng đất mặt nhiều dinh dưỡng, làm suy thoái môi trường đất, thông qua dự án này người dân đã hiểu rõ hơn về việc canh tác đúng kỹ thuật, đáp ứng tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững.

Dự án Thí điểm trồng cây bản địa tạo “dải băng xanh” phòng cháy rừng tại bản Phúc Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) - một bản đồng bào người dân tộc Vân Kiều, Tà Ôi và Cơ Tu, thuộc vùng đệm Vườn Quốc Gia Bạch Mã thực hiện. Ảnh: FSC.
Dự án Thí điểm trồng cây bản địa tạo “dải băng xanh” phòng cháy rừng tại bản Phúc Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) - một bản đồng bào người dân tộc Vân Kiều, Tà Ôi và Cơ Tu, thuộc vùng đệm Vườn Quốc Gia Bạch Mã thực hiện. Ảnh: CLB Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế.

Đặc biệt, nhận thức về vai trò của đa dạng sinh học của người dân địa phương được nâng cao, nên họ đã biết cách sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững, duy trì việc bảo tồn nguồn gen các loài cây gỗ quý trong rừng tự nhiên; đáp ứng nhu cầu cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho cộng đồng; vừa đảm bảo môi trường sống bền vững cho thế hệ tương lai.

Đến nay, dự án đã kết thúc gần 1 năm, nhưng cộng đồng địa phương bản Phúc Lộc vẫn tiếp tục duy trì vườn ươm sản xuất cây bản địa để cung cấp miễn phí cho các hộ dân trồng các dải băng xanh dọc theo ranh giới rừng trồng của các hộ và khe suối.

Ngoài ra, họ cũng đã xuất bán đi các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi hơn 2.000 cây giống bản địa. Từ nguồn thu này, họ tiếp tục mở rộng việc gieo tạo các loài cây giống bản địa mới phục vụ cho trồng rừng tại địa phương.

Đặc biệt, tại Hội nghị Công ước về Đa dạng sinh học (CBD COP16) đang diễn ra tại Colombia (từ ngày 20.10 đến 1.11), Dự án Thí điểm trồng cây bản địa tạo “dải băng xanh” phòng cháy rừng tại bản Phúc Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế được giới thiệu đến hơn 23.000 đại biểu từ hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dự án này hoàn toàn do cộng đồng địa phương trực tiếp thực hiện, thông qua sự hỗ trợ của cơ quan kiểm lâm, chính quyền địa phương.

Chứng chỉ FSC là một tiêu chuẩn tự nguyện, được Hội đồng Quản lý rừng (FSC) phát triển nhằm mục đích thúc đẩy quản lý rừng có trách nhiệm trên toàn cầu. Hội đồng Quản lý rừng FSC (Forest Stewardship Council) là một tổ chức quốc tế, phi chính phủ được thành lập năm 1993. Sứ mệnh là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường, có lợi cho xã hội và có hiệu quả kinh tế.

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Tạo sân chơi văn hóa lành mạnh cho phụ nữ huyện Trường Sa

Mai Hương |

Khánh Hòa - Ngày 18.10, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và UBND huyện Trường Sa gặp mặt cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ nhân dịp 20.10.

Công an vùng rừng núi hiểm trở phối hợp đấu tranh tội phạm

BẢO LÂM |

Công an 2 huyện giáp ranh ở vùng núi sâu hiểm trở của Lâm Đồng và Đắk Nông đã ký kết quy chế phối hợp, quyết tâm đấu tranh, ngăn ngừa các loại tội phạm.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Đắk Nông xảy ra 96 vụ phá rừng

PHAN TUẤN |

Đắk Nông - Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 96 vụ phá rừng với diện tích 24,10ha. So với 5 tháng đầu năm 2023, số vụ phá rừng bằng nhau, tuy nhiên diện tích rừng bị phá tăng 3,86ha (tăng 19,1%).

Tạo sân chơi văn hóa lành mạnh cho phụ nữ huyện Trường Sa

Mai Hương |

Khánh Hòa - Ngày 18.10, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và UBND huyện Trường Sa gặp mặt cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ nhân dịp 20.10.

Công an vùng rừng núi hiểm trở phối hợp đấu tranh tội phạm

BẢO LÂM |

Công an 2 huyện giáp ranh ở vùng núi sâu hiểm trở của Lâm Đồng và Đắk Nông đã ký kết quy chế phối hợp, quyết tâm đấu tranh, ngăn ngừa các loại tội phạm.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Đắk Nông xảy ra 96 vụ phá rừng

PHAN TUẤN |

Đắk Nông - Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 96 vụ phá rừng với diện tích 24,10ha. So với 5 tháng đầu năm 2023, số vụ phá rừng bằng nhau, tuy nhiên diện tích rừng bị phá tăng 3,86ha (tăng 19,1%).