Dùng mạng xã hội để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng công nhân

KỲ QUAN |

Các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang sử dụng mạng xã hội cung cấp thông tin, kêu gọi công nhân, không ngừng việc, cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng. Từ đó vận dụng mạng xã hội để xây dựng lực lượng công nhân, xây dựng tổ chức Công đoàn.

Hiểu rõ tác động của mạng xã hội

Năm 2018, có mặt xuyên suốt trong những ngày xảy ra ngừng việc tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Hương, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh - và ông Trương Văn Hiền - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang - đã nói chuyện trực tiếp với nhiều CNLĐ đang ngừng việc.

Nhận thấy thực tế gần như không có CNLĐ nào tham gia ngừng việc hiểu rõ những điều mà họ đang phản đối, ông Hiền cũng nhận ra rằng, bên cạnh việc lôi kéo, xúi giục, thậm chí đe dọa của các phần tử xấu, chính những thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng xã hội đã “xúi” CNLĐ vào việc làm không chính đáng.

Để xử lý kịp thời tình trạng trên, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông gửi tin nhắn kêu gọi người dân, CNLĐ không tham gia tụ tập đông người. Đồng thời, phát hình ảnh và lời kêu gọi của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trên báo chí, website, facebook của công đoàn; sử dụng mạng xã hội cung cấp thông tin, kêu gọi công nhân, không ngừng việc, cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng.

Cùng với đó, CĐ các cấp ở Tiền Giang đã phân công cán bộ chuyên trách trực 100% tại đơn vị để giải quyết các vấn đề liên quan đến tình hình công nhân, người lao động trên địa bàn; chủ động nắm chắc diễn biến, tình hình đoàn viên, người lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thuộc phạm vi phụ trách, thực hiện báo cáo nhanh, báo cáo đột xuất khi có tình huống bất thường xảy ra...

Nhờ nỗ lực của các ngành, các cấp tỉnh Tiền Giang, trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức CĐ, CNLĐ đã dần trở lại làm việc ổn định. Dù sự việc không gây thiệt hại về người và máy móc, nhà xưởng nhưng chủ các doanh nghiệp hết sức bức xúc vì việc sản xuất kinh doanh bị xáo trộn...

Vận dụng mạng xã hội hiệu quả

Rút kinh nghiệm từ sự cố trên, ông Trương Văn Hiền nhận ra rằng, để không xảy ra vụ việc tương tự, tổ chức CĐ cần nắm thật sát tâm tư, tình cảm, diễn biến tư tưởng trong CNLĐ để từ đó có biện pháp giải tỏa kịp thời. Trong thời đại ngày nay, khi hầu hết CNLĐ đều có điện thoại thông minh, biện pháp hiệu quả nhất là sử dụng mạng xã hội. Từ đó, LĐLĐ tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các cấp CĐ trong tỉnh tăng cường vận dụng mạng xã hội vào hoạt động CĐ và phong trào công nhân.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương - Chủ tịch CĐ Các KCN tỉnh Tiền Giang - cho biết, CĐ Các khu công nghiệp tỉnh đã thành lập 3 nhóm Zalo cho cán bộ CĐ ở tất cả các CĐCS trong các KCN trên toàn tỉnh để kịp thời thông tin, trao đổi hoạt động, cách làm hay, mô hình mới, kể cả những diễn biến “lạ” trong CNLĐ ở đơn vị để cùng chia sẻ, rút kinh nghiệm.

Còn ở từng doanh nghiệp, Ban Chấp hành CĐCS thành lập nhóm Zalo hoặc Facebook trong cán bộ CĐ đến tận tổ, đội và tất cả CNLĐ trong đơn vị. Vì vậy, tất cả chủ trương, chính sách từ CĐ Các KCN được truyền đến đoàn viên, CNLĐ chỉ trong vài phút. Ở chiều ngược lại, mọi thông tin, diễn biến trong CNLĐ được những người có trách nhiệm nắm bắt kịp thời không phải hằng ngày, mà hàng giờ, hàng phút.

Bà Phan Thị Hội Tư - Chủ tịch CĐCS Cty KingHam, KCN Tân Hương - là một trong những cán bộ CĐ được UBND tỉnh Tiền Giang khen thưởng sau “sự cố” tháng 6.2018 vì đã kiên trì bám đơn vị, giải thích, vận động đoàn viên, CNLĐ không tham gia ngừng việc.

Bà Hội Tư cho biết, nhờ sử dụng mạng xã hội mà Ban Chấp hành CĐCS Cty nắm bắt kịp thời thông tin trong CNLĐ, từ đó đã xử lý, giải tỏa nhanh nhiều mầm mống bất thường trong đoàn viên, CNLĐ mà nếu không khéo có thể lây lan và trở thành những “điểm nóng” khó giải quyết.

Còn chị Lê Thị T, một CNLĐ trong KCN Tân Hương, cho biết: Chị đã từng bị thông tin trên mạng xã hội lôi kéo dẫn đến tham gia ngừng việc vào tháng 6.2018.

“Lúc ấy, thông tin rủ rê, xúi giục trên mạng xã hội dày đặc hằng ngày, do nhẹ dạ nên em đã nghe theo kẻ xấu. Bây giờ có thông tin gì băn khoăn em đều đưa lên mạng xã hội của CĐ để các anh chị giải thích. Nhờ đó mà em hiểu nhiều vấn đề liên quan đến xã hội, việc làm, tổ chức CĐ...” - Chị T chia sẻ. 

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Trước gian khó, ý chí tự lực, tự cường dân tộc lại được khơi dậy mạnh mẽ

TÔ THẾ |

Hà Nội - Tại chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ xúc động với những câu chuyện về các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu đến từ mọi ngành nghề, địa phương, học và làm theo Bác từ những điều giản dị, mộc mạc nhất nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Việt Nam nhất quán chính sách bảo vệ quyền con người

Song Minh |

Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặt con người làm trung tâm, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của đất nước.

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”: Chi hơn 30 tỉ đồng, hàng chục nghìn công nhân được hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Trước gian khó, ý chí tự lực, tự cường dân tộc lại được khơi dậy mạnh mẽ

TÔ THẾ |

Hà Nội - Tại chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” 2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ xúc động với những câu chuyện về các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu đến từ mọi ngành nghề, địa phương, học và làm theo Bác từ những điều giản dị, mộc mạc nhất nhưng có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Việt Nam nhất quán chính sách bảo vệ quyền con người

Song Minh |

Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặt con người làm trung tâm, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của đất nước.

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”: Chi hơn 30 tỉ đồng, hàng chục nghìn công nhân được hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.