Doanh nghiệp gấp rút tuyển thêm lao động, tăng tốc sản xuất

ĐÌNH TRỌNG |

Theo các chuyên gia, đợt dịch COVID-19 vừa qua không làm mất đi các lợi thế của Việt Nam như lực lượng lao động trẻ, có trình độ... nên các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục làm ăn tại Việt Nam. Và Việt Nam vẫn là nước cung ứng số 1 của họ.

Doanh nghiệp tốn 2,2 triệu đồng/lao động/tuần thực hiện 3 tại chỗ

Phát biểu tại buổi đối thoại "Chung sức vì sự phục hồi bền vững ngành dệt may - da giày Việt Nam" được tổ chức trực tuyến chiều 8.10, ông Trương Văn Cẩm - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, từ cuối tháng 4.2021 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát, một số tỉnh phía Bắc, TPHCM và các tỉnh phía Nam đã phải thực hiện giãn cách xã hội. Điều này khiến doanh nghiệp dệt may, da giày phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất, người lao động mất việc làm.

 
Doanh nghiệp gấp rút tuyển thêm lao động, tăng tốc sản xuất. Ảnh: ĐT 

Nhiều doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ"; "một cung đường - hai điểm đến", "4 xanh", nhưng với chi phí xét nghiệm, chi phí sản xuất rất lớn, nên đây chỉ là giải pháp tình thế cho một bộ phận doanh nghiệp và không thể kéo dài.

"Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ nhiều vấn đề trong nội tại mỗi doanh nghiệp. Thứ nhất, nếu phụ thuộc nguồn cung nguyên phụ liệu và nhu cầu tiêu thụ của một số thị trường nào đó, rủi ro sẽ rất lớn khi có biến động.

Thứ hai, người lao động là vốn quý nhất của doanh nghiệp, nhất là đối với các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Việc giữ chân người lao động, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp là giải pháp căn cơ cần phải làm. 

Thứ ba, trong điều kiện lao động ngày càng khan hiếm, việc tiết kiệm lao động sống, đầu tư đổi mới công nghệ dựa vào cách mạng công nghệ 4.0, vào chuyển đổi số là con đường tất yếu cả trước mắt và lâu dài", ông Cẩm cho hay.

 
 Theo các chuyên gia, đợt dịch COVID-19 vừa qua không làm mất đi các lợi thế của Việt Nam như lực lượng lao động trẻ, có trình độ... nên các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục làm ăn tại Việt Nam. Ảnh: ĐT

Tại buổi đối thoại, TS Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho hay, trong đợt dịch vừa qua có sự chênh lệch lớn về khả năng duy trì hoạt động các các doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Trong số các doanh nghiệp tại khu vực thực hiện Chỉ thị 16, hơn 65% doanh nghiệp Việt đã ngừng hoạt động trong tháng 9.2021 và gần 63% doanh nghiệp FDI vẫn duy trì hoạt động.  

Về chi phí, với mỗi người lao động thực hiện 3 tại chỗ, doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày phải chi thêm trung bình 2,2 triệu đồng/tuần cho 3 khoản phí là phụ cấp, ăn ở và xét nghiệm. Như vậy, nếu duy trì 3 tại chỗ cho 1.000 lao động, doanh nghiệp cần chi thêm 2,2 tỉ đồng/tuần để sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam vẫn là nước cung ứng số 1 về dệt may, da giày

Không chỉ áp lực từ gánh nặng chi phí gia tăng, hơn 48% các doanh nghiệp dệt may, da giày tham gia khảo sát nhanh nêu trên đã bị chậm giao hàng, khoảng 68% bị đối tác phạt vì giao hàng trễ dự tính ban đầu.

Vì chậm giao hàng, nên buộc một số đối tác, nhãn hàng chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác. Có trường hợp nhãn hàng đồng ý giao hàng chậm, nhưng doanh nghiệp phải trả chi phí xuất hàng bằng đường hàng không. Doanh nghiệp xin lùi ngày xuất hàng thì khách hàng đề nghị giảm giá 15%.

Dù vậy, theo TS Đỗ Quỳnh Chi, qua khảo sát với một số nhãn hàng có 100 nhà cung ứng ở Việt Nam, họ đều cho rằng - Việt Nam có những lợi thế rõ ràng về tốc độ, hiệu suất, năng lực, lao động trẻ và có trình độ, vị trí chiến lược, lộ tuyến vận chuyển thuận lợi tới Mỹ và EU. 

Chính vì vậy, đợt dịch này không làm mất đi các lợi thế ấy, nên các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục làm ăn tại Việt Nam. Theo chia sẻ của các nhãn hàng, Việt Nam vẫn là nước cung ứng số 1 của họ và điều đó không thay đổi.

"Song, đợt dịch này sẽ làm làm nhiều công ty phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Và việc doanh nghiệp có chuyển đơn hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào việc Việt Nam có thể tái mở cửa nhanh chóng hay không?", bà Chi nêu.

Đại diện Công ty Dệt nhuộm Hưng Yên cho biết, cách duy nhất để "cứu" chuỗi cung ứng là cần tăng tốc mở cửa trở lại với quy mô lớn. Việc này cũng tạo ra thu nhập cho người lao động.  Đồng thời cho phép di chuyển công nhân giữa các khu vực, địa phương, thành phố và tỉnh. 

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần đẩy nhanh việc phân phối vaccine cho công nhân và cho phép những người đã tiêm đủ liều vaccine đi lại hàng ngày đến nơi làm việc của mình.

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ người lao động, thích ứng an toàn với dịch bệnh

P.LINH |

Sau 1 năm thi đua, 10 LĐLĐ các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có nhiều bước đột phá trong bối cảnh dịch bệnh và thiên tai. Việc áp dụng linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành cũng như phát động phong trào công nhân, xây dựng tổ chức CĐ được LĐLĐ các tỉnh chủ động thực hiện đã mang lại hiệu quả.

Thuyết phục người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn

BẢO HÂN – QUỲNH CHI |

Trước bối cảnh mới, Công đoàn Việt Nam phải đổi mới, chỉnh đốn mình, phải thuyết phục người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn. 

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”: Chi hơn 30 tỉ đồng, hàng chục nghìn công nhân được hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Hỗ trợ người lao động, thích ứng an toàn với dịch bệnh

P.LINH |

Sau 1 năm thi đua, 10 LĐLĐ các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có nhiều bước đột phá trong bối cảnh dịch bệnh và thiên tai. Việc áp dụng linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành cũng như phát động phong trào công nhân, xây dựng tổ chức CĐ được LĐLĐ các tỉnh chủ động thực hiện đã mang lại hiệu quả.

Thuyết phục người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn

BẢO HÂN – QUỲNH CHI |

Trước bối cảnh mới, Công đoàn Việt Nam phải đổi mới, chỉnh đốn mình, phải thuyết phục người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn. 

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”: Chi hơn 30 tỉ đồng, hàng chục nghìn công nhân được hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.