Thỏa ước lao động cho NLĐ nghỉ Tết sớm ít nhất 2 ngày
Ông Võ Văn Hùng - Chủ tịch CĐ Công ty Hansae Việt Nam, KCN Tây Bắc Củ Chi, TPHCM - cho biết, rất ủng hộ quan điểm theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về thời gian nghỉ Tết (từ ngày 19.1.2023, tức 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày 26.1.2023, tức mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão). Tâm lý chung của NLĐ đi xa nhà lâu ngày là muốn được về sớm để có thời gian dọn dẹp nhà cửa, mua sắm chuẩn bị Tết. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào lịch nghỉ Tết do Nhà nước quy định để bố trí cho CN nghỉ phép sớm hơn.
Ông Hùng cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi có đưa vào thỏa ước lao động tập thể, nếu quy định về ngày nghỉ Tết của Nhà nước sát Tết quá thì công ty sẽ cho NLĐ có quê ở miền Bắc, miền Trung nghỉ trước 2 ngày, không hưởng lương; nếu NLĐ nghỉ phép thì được hưởng nguyên lương. Công ty cũng cân nhắc thời gian nghỉ Tết cho phù hợp với lượng đơn hàng nhiều hay ít, nhìn chung thường thời gian nghỉ Tết của doanh nghiệp từ 9-11 ngày”.
Ông Nguyễn Thanh An - Chủ tịch CĐ Công ty Việt Nam Samho, nơi có khoảng 10.000 lao động ở huyện Củ Chi, TPHCM - cho biết, phần lớn lao động của công ty là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, có một bộ phận CN ở các tỉnh miền Trung, nếu chỉ nghỉ trước Tết 2 ngày thì đi về rất cập rập, trong khi ai cũng muốn về sớm để chuẩn bị Tết. “Tôi thấy đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam được đa số CN ủng hộ vì đã nói đúng tiếng nói của họ”, ông An nói.
Người lao động ít cơ hội sum họp gia đình hơn nên cần ưu tiên
Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Giám đốc Nhân sự Công ty CP Dệt may và Đầu tư Thương mại Thành Công, KCN Tân Bình, TPHCM - cho biết, thông thường doanh nghiệp sẽ căn cứ vào lịch nghỉ Tết của Nhà nước và đơn hàng của doanh nghiệp để sắp xếp cho NLĐ nghỉ. Thực tế doanh nghiệp nào cũng cho NLĐ nghỉ dài hơn so với lịch nghỉ của Nhà nước để có thời gian sum vầy cùng gia đình.
Đặc thù của CN khác nhiều với công chức, viên chức. Đa phần công chức, viên chức thì làm việc gần nhà hoặc trong địa phương tỉnh, thành phố của mình, chỉ có ít người đi làm xa. Thời gian làm việc của công chức, viên chức hằng tuần cũng ít hơn (40 giờ/tuần) so với CN (thường từ 44 - 48 giờ/tuần, chưa kể tăng ca). Trong khi đó, đa phần CN lại đi làm xa quê, cơ hội sum họp cùng gia đình ít hơn, thường là cả năm hoặc vài năm, có những người cả chục năm mới được về quê, nên tâm lý chung là muốn được nghỉ dài hơn trong dịp Tết ở nhà cùng gia đình.
“Năm nay, ngày nghỉ sau Tết theo dự tính là hết thứ Năm, mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão, tôi nghĩ nhiều doanh nghiệp sẽ cho NLĐ nghỉ hết Chủ Nhật (mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão) sau đó bắt đầu làm việc lại từ thứ Hai (mùng 9 tháng Giêng năm Quý Mão), như thế sẽ phù hợp với tâm lý, mong muốn của NLĐ hơn. Phương án do Tổng LĐLĐVN đề xuất là hợp lý hơn, phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp và tôi ủng hộ phương án này”, ông Tuấn nói
Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch CĐ Công ty Nidec Việt Nam - cũng cho rằng, thực tế thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào lịch nghỉ Tết của Nhà nước để cho CN nghỉ. Thông thường, doanh nghiệp sẽ cho CN nghỉ trước và sau ngày nghỉ của Nhà nước một vài ngày tùy theo quy định để tạo điều kiện cho CN được sum họp cùng gia đình trong ngày Tết. Bên cạnh đó, thực tế nhiều CN cũng sẽ nghỉ thêm ngày phép hoặc nghỉ không lương để ở nhà cùng với gia đình dài hơn. Nhất là năm nay nhiều CN mới được sum họp cùng gia đình sau năm có nhiều biến động vì dịch COVID-19, nhiều người phải ở lại TPHCM không về quê ăn Tết được. “Tôi nghĩ, quy định thế nào thì cũng