Chung sức bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Song Minh |

Khi nhiều người cùng làm về trẻ em, mỗi một gia đình làm tốt công tác bảo vệ trẻ em, trẻ em sẽ được bảo vệ, thực hiện quyền của mình tốt nhất.

Công tác bảo vệ trẻ em

Ngày 8.4.2008 theo Quyết định số 464/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (gọi tắt là Hội) chính thức được thành lập để đảm nhận sứ mệnh “Phát triển Hội thành một tổ chức xã hội chuyên nghiệp về bảo vệ quyền trẻ em, hoạt động có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc; góp phần thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em Việt Nam được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa và tham gia bảo vệ, chống lại các vi phạm quyền trẻ em”.

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội (8.4.2008 - 8.4.2023), Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa đã trả lời phỏng vấn TTXVN về công tác bảo vệ trẻ em thời gian qua và giai đoạn tới.

Theo bà Hòa, trong nhiều năm qua, vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ngân sách đầu tư cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhiều chính sách, chủ trương rất tốt về mặt chăm sóc được ban hành, thực hiện nhưng việc bảo vệ trẻ em thì vẫn còn hạn chế.

Theo một khảo sát do Hội tiến hành thực hiện trên 3.000 người lớn cho thấy có 28,6% người được hỏi đồng tình với quan điểm “yêu cho roi cho vọt”; chỉ 4,7% có hiểu biết về quyền trẻ em được bảo vệ không bị bạo lực; 3,9% biết đến quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục của trẻ.

Những con số này cho thấy hiểu biết, kiến thức, kỹ năng của nhiều người về vấn đề bảo vệ trẻ em còn rất thấp, chưa đầy đủ.

Một thách thức khác hiện nay là tình trạng trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng; những vấn đề mới phát triển như gia tăng tình trạng trẻ em béo phì; vẫn còn những vụ bạo hành trẻ em, kể cả trong các cơ sở giáo dục; vấn đề xâm hại trẻ em đặc biệt là xâm hại tình dục vẫn diễn ra, đặc biệt tỉ lệ trẻ bị xâm hại bởi các thành viên trong gia đình chiếm đến 1/5 số vụ việc xảy ra.

Điều đáng quan tâm nữa là công tác truyền thông vẫn còn nhiều bất cập như chưa rộng khắp, hạn chế về chiều sâu, chưa phù hợp với từng đối tượng cụ thể...

Ảnh: Hải Nguyễn
Trẻ em được quyền thể hiện. Ảnh: Hải Nguyễn

Đề xuất của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Với vai trò là tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, Hội đã đưa ra những giải pháp, đề xuất cụ thể nào để giải quyết vấn đề trên.

Theo bà Hòa, trước hết cần tăng cường, đổi mới công tác truyền thông, đặc biệt cần áp dụng các công nghệ thông tin để tăng tính hấp dẫn.

Với vấn đề có sự tế nhị như xâm hại tình dục trẻ em, cần có cách tiếp cận phù hợp.

Hiện nay ở nước ta, những quy định pháp luật, chủ trương, chính sách về chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng tương đối đầy đủ nhưng vấn đề cần đặt ra là làm sao để việc tổ chức thực hiện những quy định, chính sách này đạt hiệu quả.

Để phòng ngừa bạo lực đối với trẻ mầm non cần chú ý tới công tác tuyển dụng; đưa thêm vào quy định về tình yêu thương trẻ.

"Tôi cũng có nghiên cứu một số văn bản về tiêu chuẩn tuyển dụng, đầu tư một cơ sở mầm non thấy cơ bản nhấn mạnh rất nhiều về năng lực, trình độ nhưng lại ít nói đến tình yêu thương với trẻ trong khi làm công tác trẻ em điều đòi hỏi đầu tiên là cần phải có tình yêu thương; có hiểu biết về giai đoạn phát triển của trẻ" - bà Hòa nói.

Theo bà Hòa, chúng ta đã có phong trào toàn dân tham gia bảo vệ trẻ em. Điều cần làm hiện nay là phải thúc đẩy được phong trào này lên; huy động, kêu gọi mỗi người phát huy thế mạnh cá nhân cùng tham gia; tăng cường hơn nữa các chương trình hướng dẫn trẻ em tương tác, sử dụng mạng an toàn và lành mạnh.

Hiện nay tại nhiều địa phương công tác trẻ em thường được lồng ghép chung vào một số tổ chức hội, do đó, Hội đề xuất Chính phủ và các địa phương tiếp tục quan tâm để có được tổ chức làm nhiệm vụ về bảo vệ quyền trẻ em; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa cho biết, ngay từ những ngày đầu thành lập, Hội đã đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một tổ chức xã hội chuyên nghiệp về bảo vệ quyền trẻ em. Đây là đích đến mà Hội sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu để đạt được.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em không chỉ cần có kiến thức, kỹ năng mà rất cần có trái tim ấm áp với tình yêu thương. Một khi đã yêu thương, chúng ta luôn sẵn sàng bao dung, tha thứ, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ" - bà Hòa nói.

Theo bà Hòa, công tác trẻ em không phải là trách nhiệm của một đơn vị, cơ quan riêng lẻ nào và cũng không một đơn vị nào có thể thực hiện được một mình, rất cần sự vào cuộc, chung tay của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội. Khi nhiều người cùng làm về trẻ em, mỗi một gia đình làm tốt công tác bảo vệ trẻ em, trẻ em sẽ được bảo vệ, thực hiện quyền của mình tốt nhất.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

UNICEF đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền trẻ em

Thanh Hà |

Giám đốc Điều hành UNICEF đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu Việt Nam đạt được trong chăm sóc và bảo đảm các quyền của trẻ em, khẳng định UNICEF sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian tới.

UNICEF muốn đồng hành với Việt Nam hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Giám đốc chấp hành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc bày tỏ mong muốn UNICEF sẽ đồng hành với Việt Nam trong việc hỗ trợ trẻ em, nhất là trẻ em dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

KỲ QUAN |

Ngày 31.10, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Long An tổ chức Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc phân bổ ngân sách tỉnh hỗ trợ hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Long An năm 2023.

UNICEF đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền trẻ em

Thanh Hà |

Giám đốc Điều hành UNICEF đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu Việt Nam đạt được trong chăm sóc và bảo đảm các quyền của trẻ em, khẳng định UNICEF sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian tới.

UNICEF muốn đồng hành với Việt Nam hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Giám đốc chấp hành Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc bày tỏ mong muốn UNICEF sẽ đồng hành với Việt Nam trong việc hỗ trợ trẻ em, nhất là trẻ em dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

KỲ QUAN |

Ngày 31.10, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Long An tổ chức Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc phân bổ ngân sách tỉnh hỗ trợ hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Long An năm 2023.