Cao Bằng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số

Tân Văn |

Sáng 5.11, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ IV, năm 2024 đã diễn ra phiên trọng thể.

Đại hội được tổ chức với chủ đề "Các dân tộc tỉnh Cao Bằng đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững".

Theo Báo cáo chính trị, giai đoạn 2019-2024, tình hình kinh tế, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng duy trì ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 3,31%/năm; tỉ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 4%.

Bà Nông Thị Hà - Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Điệp.
Bà Nông Thị Hà - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Điệp

Toàn tỉnh đã đầu tư gần 500 công trình hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và xây dựng mô hình giảm nghèo trên 200 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho gần 20.000 hộ; hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi cho 87 hộ; hỗ trợ làm nhà được 589 hộ là hộ nghèo dân tộc thiểu số; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho trên 679 hộ. Thực hiện đầu tư 8 dự án quy hoạch sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại các khu vực cấp thiết cho 266 hộ dân.

Phát biểu tại đại hội, bà Nông Thị Hà - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - đề nghị cấp ủy, chính quyền tỉnh Cao Bằng cần tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, đại đoàn kết dân tộc và chính sách dân tộc.

Ông Triệu Đình Lê - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Điệp.
Ông Triệu Đình Lê - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND - phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Điệp

Đại hội lần này cũng đã thông qua Quyết tâm thư; đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2029: 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã được cứng hóa; trên 90% thôn, bản có đường ôtô đến trung tâm được nhựa hóa, bê tông hóa. Trên 95% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; phòng học được kiên cố hóa trên 90%, trường đạt chuẩn quốc gia trên 40%.

Toàn tỉnh Cao Bằng sẽ có 85% trở lên trụ sở xã được xây dựng kiên cố; 70% xã có nhà văn hóa; 100% tỉ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; trên 95% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Ông Hoàng Văn Thạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng điều hành đại hội. Ảnh: Hoàng Điệp.
Ông Hoàng Văn Thạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng - điều hành đại hội. Ảnh: Hoàng Điệp

Về mục tiêu giảm số hộ nghèo, cận nghèo địa phương phấn đấu đạt bình quân trên 4%/năm; tỉ lệ lao động qua đào tạo trên 60%; hộ dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế đạt 98%; thu nhập bình quân người trên 55 triệu đồng/người/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Triệu Đình Lê - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng - đã nêu ra 5 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới để đồng bào các dân tộc trong tỉnh cùng thực hiện.

5 nhóm nhiệm vụ tập trung vào thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc...

Tân Văn
TIN LIÊN QUAN

Cửa khẩu quốc tế đầu tiên của Cao Bằng đang hoạt động ra sao?

Tân Văn |

Cuối năm 2023, UBND tỉnh Cao Bằng và chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) cùng tổ chức lễ công bố nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế bao gồm lối thông quan Nà Đoỏng - Nà Ráy.

Cao Bằng nỗ lực đưa thạch đen ra thị trường cả nước

Theo TTXVN |

Từ món ăn dân dã của quê hương, thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã trở thành đặc sản du khách yêu thích. Các sản phẩm từ thạch đen được sản xuất và đóng gói theo quy trình hiện đại. Một số sản phẩm thạch đen của các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 3 sao.

Cao Bằng quan tâm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Năm 2023, tỉnh Cao Bằng dự kiến nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 1.500 tỉ đồng.

Cửa khẩu quốc tế đầu tiên của Cao Bằng đang hoạt động ra sao?

Tân Văn |

Cuối năm 2023, UBND tỉnh Cao Bằng và chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) cùng tổ chức lễ công bố nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế bao gồm lối thông quan Nà Đoỏng - Nà Ráy.

Cao Bằng nỗ lực đưa thạch đen ra thị trường cả nước

Theo TTXVN |

Từ món ăn dân dã của quê hương, thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã trở thành đặc sản du khách yêu thích. Các sản phẩm từ thạch đen được sản xuất và đóng gói theo quy trình hiện đại. Một số sản phẩm thạch đen của các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 3 sao.

Cao Bằng quan tâm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Năm 2023, tỉnh Cao Bằng dự kiến nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 1.500 tỉ đồng.