Bắc Giang: Tăng cường khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp cho công nhân may

MINH HẠNH |

Toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 50.000 lao động đang làm việc trong ngành may. Mặc dù, các đơn vị đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, cải thiện môi trường làm việc, song nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp đối với công nhân ngành này vẫn ở mức cao.

Theo báo cáo của Khoa Bệnh nghề nghiệp (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang), năm 2023 các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký với trung tâm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho hơn 31.000 lao động.

Trong số này, có 20 doanh nghiệp tổ chức khám bệnh nghề nghiệp với 2,3 nghìn người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan tới ngành dệt may như tai, bụi phổi silic...

Dù mức độ mắc bệnh ở thể nhẹ nhưng trong môi trường làm việc luôn tiềm ẩn nguy cơ, nếu người lao động (NLĐ) không nâng cao ý thức phòng ngừa thì việc bệnh tiến triển nặng là điều khó tránh.

Ông Hoàng Văn Thắng - Trưởng phòng Lao động Việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang) - cho biết, hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn được phần lớn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, số vụ tai nạn lao động giảm rõ rệt. Tuy nhiên, để duy trì ổn định, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ NLĐ thì các doanh nghiệp cần thường xuyên quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường lao động an toàn.

Theo quy định pháp luật, hằng năm doanh nghiệp phải tổ chức quan trắc môi trường lao động ít nhất một lần để đánh giá yếu tố có hại; đồng thời, khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp (với nhóm lao động có nguy cơ cao). Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm hoặc quan thực hiện theo kiểu đối phó. Cùng đó, tình trạng doanh nghiệp cố tình lách luật, tổ chức khám mang tính hình thức, khám không hết danh mục bệnh theo quy định vẫn xảy ra.

Để khắc phục tồn tại nêu trên, trước hết, ngành lao động, y tế, đặc biệt là tổ chức công đoàn đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và NLĐ về bệnh nghề nghiệp, thực hiện nghiêm các quy định về quan trắc môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân

Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, nhất là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nặng nhọc, độc hại, trong đó có ngành dệt may. Về phía NLĐ, cần chủ động trang bị cho mình các kiến thức chăm sóc sức khỏe; chấp hành nghiêm việc sử dụng đồ bảo hộ cá nhân; thường xuyên đề xuất, kiến nghị với doanh nghiệp các giải pháp cải thiện môi trường làm việc, bảo vệ quyền lợi, sức khoẻ của chính mình.

MINH HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Đắk Lắk chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng biên giới

Thanh Hà |

Phòng khám Quân - Dân y đã trở thành địa chỉ tin cậy để tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biên xã Ia Lốp.

Gia Lai chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới

Thanh Hà |

Tỉnh Gia Lai quan tâm thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, gia đình, trẻ em, bảo đảm tốt việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã biên giới. 

Đảm bảo bữa ăn, sức khỏe người lao động là đảm bảo sản xuất

B.Hà - T.Trang |

Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động trực tiếp sức khỏe, tính mạng của mỗi gia đình công nhân lao động, người dân và toàn xã hội.

Đắk Lắk chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng biên giới

Thanh Hà |

Phòng khám Quân - Dân y đã trở thành địa chỉ tin cậy để tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng biên xã Ia Lốp.

Gia Lai chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới

Thanh Hà |

Tỉnh Gia Lai quan tâm thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, gia đình, trẻ em, bảo đảm tốt việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã biên giới. 

Đảm bảo bữa ăn, sức khỏe người lao động là đảm bảo sản xuất

B.Hà - T.Trang |

Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động trực tiếp sức khỏe, tính mạng của mỗi gia đình công nhân lao động, người dân và toàn xã hội.