Văn học thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau chiến tranh

VIỆT PHONG |

TPHCM - Ngày 2.11, Trường Đại học Văn Lang tổ chức chương trình giao lưu văn hóa “Lời chúc hòa bình” nhân kỷ niệm 27 năm bình thường hóa mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Đồng thời, chương trình là diễn đàn giao lưu chia sẻ của các nhà văn, nhà thơ về dịch thuật và giới thiệu văn học Việt Nam tới bạn đọc Mỹ.

Chương trình có sự tham dự và chia sẻ của Giáo sư, Nhà thơ Nguyễn Bá Chung; Chuyên gia giáo dục Viện William Joiner, Đại học Massachusetts (Boston, Hoa Kỳ); Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Nhà thơ Nguyễn Duy, Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn hóa Văn Lang, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Văn hóa Nghệ thuật & Truyền thông Văn Lang.

Hoạt động giao lưu “Lời chúc hòa bình” điểm lại chặng đường đã qua và giúp thế hệ trẻ, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ trẻ sẽ làm được nhiều việc tốt hơn dựa trên nền tảng mà thế hệ đi trước đã gầy dựng. Tại chương trình, các nhà văn, nhà thơ trao đổi sâu về nghề nghiệp; tìm cách làm cho văn học và giao lưu văn hóa trở nên màu nhiệm hơn, có sức chinh phục mạnh mẽ hơn; đồng thời, giới thiệu đến bạn đọc Mỹ nền văn hóa Việt Nam, lịch sử tinh thần và các giá trị làm nên sức mạnh và phẩm giá Việt Nam.

Chia sẻ về vai trò của văn học trong việc thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau chiến tranh, Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết: “Tôi cho rằng vai trò của văn học vô cùng quan trọng. Các nhà văn, nhà thơ đã phá băng mối quan hệ rất căng thẳng của hai nước thời kỳ đó. Họ bước đến trước sinh viên, trí thức và công chúng Mỹ để nói về nền văn hóa dân tộc và con người Việt Nam thông qua các tác phẩm cụ thể. Cả hai phía đã xuyên qua hàng rào để đi đến với nhau cùng cất tiếng về hòa bình, về nền văn hóa. Điều đó tác động rất lớn đến việc phá bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ giữa hai nước”. 

Ở thời đại hòa bình, văn học có nhiều sự đổi mới để phản ánh sâu sắc hơn hiện thực của đất nước, nhưng vẫn gắn bó bền chặt với những giá trị nguồn cội của dân tộc. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và thay đổi tích cực thế giới.

Theo Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, văn học là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để giới thiệu, quảng bá văn hóa đến với quốc tế. “Phát triển kinh tế là việc rất quan trọng để có thể tồn tại nhưng nếu không có văn hóa thì chúng ta sẽ trở thành kẻ mù lòa, không biết đi về đâu. Đây là vấn đề chung của bất cứ một dân tộc hay cá nhân nào”, ông cho biết thêm.

Cũng trong dịp này, các nhà văn, nhà thơ lão thành đã cùng hồi ức về những hoạt động văn hóa, văn học các nước trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ. Nhớ về thời điểm Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy bày tỏ: “Tôi còn nhớ hôm 12.7.1995, có một số báo chào mừng quan hệ Việt - Mỹ. Trong bài là ảnh của 3 nhân vật góp công lớn trong sự kiện này là Bill Clinton, John Kerry và John McCain. Đặc biệt, bài thơ “Khúc hát hòa bình” do Nguyễn Bá Chung dịch lại đã được đăng toàn trang cạnh bức ảnh này”.

Đối với Giáo sư, Nhà thơ Nguyễn Bá Chung, ông nhớ mãi về thởi điểm khó khăn trong thời gian đầu sang Mỹ của các nhà văn Việt Nam. Sau nhiều cố gắng cũng như nhận được sự giúp đỡ từ các người bạn Hoa Kỳ, các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã mở chương trình dịch thuật và giới thiệu văn học trong nước đến quốc tế.

Trải qua 27 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, hai nước đã trở thành đối tác toàn diện của nhau. Nhiều nhà thơ, nhà văn cựu chiến binh đã tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước. Với sự kết nối và tổ chức nhiều hoạt động văn đàn tích cực, Viện William Joiner (Đại học Massachusetts – Boston) phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động sáng tác, dịch thuật và giới thiệu các tác phẩm văn học nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, kêu gọi hòa bình đến công chúng yêu thơ văn của hai nước.

VIỆT PHONG
TIN LIÊN QUAN

Hướng tới thực thi hiệu quả quyền dân chủ ở cơ sở của người dân

Thanh Hà |

Cấp thôn, tổ dân phố là nơi người dân tham gia và thực hành quyền dân chủ ở cơ sở tốt nhất. Để tham gia tích cực và hiệu quả, người dân cần được bảo đảm quyền tiếp cận thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là với nhóm người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, và người cao tuổi.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Ngày 2.11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt 39 đại biểu người có uy tín tiêu biểu đại diện cho gần 2.000 người có uy tín của tỉnh Hà Giang năm 2022.

Phật giáo người Hoa tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức Đại lễ Trai Đàn cầu an

Thanh Hà |

Đại lễ Trai Đàn cầu an “Vạn nhân duyên đại pháp hội” năm 2022 khai mạc ngày 1.11.

Hướng tới thực thi hiệu quả quyền dân chủ ở cơ sở của người dân

Thanh Hà |

Cấp thôn, tổ dân phố là nơi người dân tham gia và thực hành quyền dân chủ ở cơ sở tốt nhất. Để tham gia tích cực và hiệu quả, người dân cần được bảo đảm quyền tiếp cận thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là với nhóm người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, và người cao tuổi.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Ngày 2.11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt 39 đại biểu người có uy tín tiêu biểu đại diện cho gần 2.000 người có uy tín của tỉnh Hà Giang năm 2022.

Phật giáo người Hoa tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức Đại lễ Trai Đàn cầu an

Thanh Hà |

Đại lễ Trai Đàn cầu an “Vạn nhân duyên đại pháp hội” năm 2022 khai mạc ngày 1.11.