Toả sáng tinh thần “chia ngọt, sẻ bùi” của người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vương Trần |

Sau trận động đất kinh hoàng ngày 6.2 ở Thổ Nhĩ Kỳ, người Việt Nam tại nước này lập tức hỏi thăm nhau và kiểm tra các thông tin về sự an toàn của mọi người và gia đình tại khu vực.

Trong lúc khó khăn, nhiều người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng chung tay tham gia vào các công tác thiện nguyện. Cộng đồng người Việt Nam tại đây cùng nhau toả sáng tinh thần “chia ngọt, sẻ bùi” của người Việt.

Ankara - Thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi chị Hoàng Đào Ngọc An (quê Long Khánh, Đồng Nai) và gia đình đang sinh sống không bị ảnh hưởng bởi cơn địa chấn. Nhưng thiệt hại do thảm hoạ này ảnh hưởng quá nhiều tới 10 tỉnh miền Đông Nam nước này. 

“Bạn vẫn an toàn chứ, Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra động đất thảm khốc quá. Mong bạn và người thân an toàn”. Nhận dòng tin nhắn từ một người bạn ở Việt Nam khi hỏi về trận động đất kinh hoàng hôm 6.2, chị An đã bật khóc trước sự quan tâm của người thân, bạn bè luôn nhớ về những người ở xa.

Chị An cho biết, những ngày qua, công tác cứu trợ thiệt hại do động đất diễn ra rất khẩn trương. Những chiếc máy bay rà xuống ngay phía sau siêu thị để gom đồ đạc, hàng hoá, quần áo cứu trợ. Nhiều chiếc xe cẩu tham gia cứu hộ, hàng loạt xe tải mang theo hàng hoá với những dòng chữ “cứu trợ động đất” đi về hướng 10 tỉnh miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Các thùng hàng cứu trợ được đóng thùng gửi tới người dân vùng bị nạn. Ảnh: NVCC
Các thùng hàng cứu trợ được đóng thùng gửi tới người dân vùng bị nạn. Ảnh: NVCC

Sau trận động đất này, những người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức hỏi thăm nhau và kiểm tra các thông tin về sự an toàn của mọi người và gia đình tại khu vực. Số lượng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ không nhiều nhưng mọi người rất quan tâm, động viên nhau.

Trong lúc khó khăn, nhiều người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã cùng chung tay tham gia vào các công tác thiện nguyện. Chị An là một trong những người Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào công tác này.

Chồng chị An đang làm việc tại trường Đại Học Kỹ Thuật Trung Đông, đây cũng là một địa điểm tiếp nhận hàng hoá cứu trợ. Từ sáng sớm, chị đã cùng người thân đi mua các hàng hoá cứu trợ như lương thực, gạo, đậu hạt, sữa, các đồ dùng vệ sinh… Hôm nay, chị sẽ đi mua thêm chăn, màn, áo khoác. Những đồ đạc, vật phẩm này sẽ được gửi tới địa điểm cứu trợ. 

Không chỉ làm một mình, chị An còn kêu gọi các sự hỗ trợ để nhân lên sự giúp đỡ với bà con vùng gặp nạn. Đó chính là tấm lòng tương thân, tương ái của những người Việt Nam, chứng kiến sự khó khăn của nước bạn, họ đã cùng nhau thắp lên tinh thần tốt đẹp của người Việt Nam.

“Xuất phát từ tấm lòng tương thân tương ái của người Việt Nam, chứng kiến sự khó khăn, hoạn nạn của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, tôi cũng như nhiều người Việt Nam đã tham gia vào công tác thiện nguyện và cứu trợ. Để nhân lên sự hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng thảm hoạ đang gặp khó khăn, tôi cũng đã kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người chứ không hề đơn độc trong việc này” - chị An nói.

Chỉ sau vài giờ thông báo, đã có nhiều người Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như nhiều người ở quê nhà đã tin tưởng, ủng hộ cho người dân nước bạn. Có cả những người chưa từng đặt chân tới Thổ Nhĩ Kỳ - một đất nước xa xôi nhưng họ vẫn gửi tới đây cả tấm lòng. Đúng tinh thần của người Việt đó là “lá lành đùm lá rách”.

Các hoạt động tiếp nhận cứu trợ. Ảnh: Bùi Mai
Các hoạt động tiếp nhận cứu trợ. Ảnh: Bùi Mai

Đã 15 năm sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, chị Đinh Thị Vân (quê ở Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết, trận động đất vừa qua quá khủng khiếp, ảnh hưởng tới nhiều làng mạc, người dân nước sở tại. 

Từ hôm xảy ra động đất đến giờ, chị em ở đây ai cũng rất buồn, nhiều người không tập trung được làm việc. Mọi người đều chú ý và dõi theo các tin tức về động đất.

Nhiều người Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ có hoàn cảnh không mấy dư dả nhưng cũng đã cùng chung tay vào công tác tình nguyện.

“Cá nhân các chị em ở đây ai cũng tham gia ủng hộ, có nhiều ủng hộ nhiều, có ít ủng hộ ít. Có những mang nhiều bộ quần áo ấm trong nhà mình đi ủng hộ cho người dân vùng gặp nạn. Chính trong khó khăn nhưng họ vẫn toả sáng bằng sự nhiệt tình, bằng tấm lòng của mình” - chị Vân nói.

Đối với chị Vân, chị cũng đã đi mua găng tay, mũ trùm đầu, lương khô, máy sưởi gửi tới các địa điểm nhận cứu trợ. Xưởng quần áo của chị cũng đã làm cả đêm để cắt vải may chăn để gửi đi.

Trong lúc này, anh Dương Nam Phương, anh Bùi Xuân Mai, anh Lưu Thái Hưng và những người Việt Nam khác đang cùng nhau xếp những thùng hàng cứu trợ tới địa điểm tiếp nhận.

Họ vừa vận động và quyên góp được 50 thùng thực phẩm là các đồ ăn sẵn và 4 thùng hàng chứa khoảng 400 chiếc áo ấm cho người lớn.

Đặc biệt, trên những thùng hàng cứu trợ này có hình ảnh cờ đỏ, sao vàng Việt Nam bên cạnh dòng chữ động viên những người dân đang gặp hoạn nạn sớm vượt qua khó khăn. Chính họ, cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã làm toả sáng tinh thần “chia ngọt, sẻ bùi” của người Việt.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Gần 9.000 tỉ đồng ủng hộ quỹ Vì người nghèo và chương trình an sinh xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Năm 2022, MTTQ Việt Nam các cấp đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được trên 8.981 tỉ đồng. Số tiền này đã chăm lo về vật chất, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát huy tinh thần yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết từ tăng ni, phật tử

PHẠM ĐÔNG |

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tin tưởng Giáo hội Phật giáo sẽ không ngừng phát huy tinh thần yêu nước trong tăng ni, phật tử; tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, qua đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển vững mạnh. 

Nguồn lực người Việt ở trong và ngoài nước: Sức mạnh để vươn xa

Ngọc Vân |

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, kiều bào là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp cho sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào đời sống quốc tế.

Gần 9.000 tỉ đồng ủng hộ quỹ Vì người nghèo và chương trình an sinh xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Năm 2022, MTTQ Việt Nam các cấp đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được trên 8.981 tỉ đồng. Số tiền này đã chăm lo về vật chất, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát huy tinh thần yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết từ tăng ni, phật tử

PHẠM ĐÔNG |

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tin tưởng Giáo hội Phật giáo sẽ không ngừng phát huy tinh thần yêu nước trong tăng ni, phật tử; tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, qua đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển vững mạnh. 

Nguồn lực người Việt ở trong và ngoài nước: Sức mạnh để vươn xa

Ngọc Vân |

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, kiều bào là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp cho sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào đời sống quốc tế.