Theo chân lực lượng gìn giữ rừng xanh nơi vùng cao Tây Bắc

HÙNG DÂN - TRẦN TRỌNG |

Hòa Bình - Yêu rừng, gắn bó với rừng, các anh ngày ngày tuần tra, kiểm soát, bảo vệ lá phổi xanh của đại ngàn Tây Bắc. Dẫu đối diện nhiều khó khăn, nguy hiểm vẫn không hề chùn bước… giữ vững sự bình yên cho rừng xanh.

Ăn ngủ cùng rừng…

Cuối tháng 8, PV Báo Lao Động theo chân tổ tuần tra của Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu (Hòa Bình) tại khu rừng già thuộc xóm Nghẹ, xã Vạn Mai. Với diện tích hơn 3.000ha, nhiều cây gỗ lớn, khu rừng này là nơi “nhòm ngó” thường xuyên của lâm tặc.

Để đến được vùng lõi của khu rừng này, tổ tuần tra phải vượt con đường đá cheo leo dốc ngược, dài khoảng 5km, ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại, ướt đẫm cả vạt áo.

Ghi nhận của PV, 2 bên đường là bạt ngàn rừng xanh, đầy những cây gỗ lớn, cỡ chừng 5 - 6 người ôm.

Sau gần 2h đồng hồ băng rừng, vượt suối, tổ tuần tra mới tới trung tâm khu rừng xã Vạn Mai. Ở đây hoang vu, không bóng người qua lại, chỉ nghe tiếng suối, tiếng chim… điện thoại thì không thu nổi sóng…

Con đường dốc đá cheo leo, khúc khuỷu mà Tổ tuần tra phải vượt qua để đến khu rừng già xã Vạn Mai.
Con đường dốc đá cheo leo, khúc khuỷu mà Tổ tuần tra phải vượt qua để đến khu rừng già xã Vạn Mai.

Là người thường xuyên tuần tra trực tiếp tại khu vực này, ông Khà Văn Nhị - Trưởng xóm kiêm Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng xóm Nghẹ (xã Vạn Mai) cho biết, Tổ bảo vệ rừng có 5 người, hàng tuần thay phiên nhau tuần tra, mỗi tháng vài lần. Khi có sự việc là tổ sẵn sàng lên đường ngay, có chuyến, phải ngủ lại trên rừng vài bữa là chuyện thường.

“Cứ dịp nghỉ lễ, nghỉ Tết là lâm tặc lại "tranh thủ" vào rừng… thành ra, lại là thời điểm "căng" nhất của những người làm công tác bảo vệ rừng. Vất vả nhất là những hôm mưa bão, việc kiểm tra rất khó khăn do địa hình toàn núi đá, trơn trượt, vô cùng nguy hiểm… Dịp lễ 2.9 chắc chắn phải bổ sung thêm người tuần tra” - ông Nhị bộc bạch.

Rừng ở xã Vạn Mai giáp ranh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) nên còn nhiều cây gỗ lâu năm, giá trị.
Rừng ở xã Vạn Mai giáp ranh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) nên còn nhiều cây gỗ lâu năm, giá trị.

Theo ông Khà Văn Du - thành viên Tổ bảo vệ rừng, rừng ở xã Vạn Mai là vùng đệm, giáp ranh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (tỉnh Thanh Hóa), còn nhiều cây gỗ lâu năm, giá trị như Nghiến, Chò Nhai, Xà Bùng… nhiều động vật hoang dã nên công tác bảo vệ rừng ở đây luôn được ưu tiên hàng đầu.

Để “bám rừng” hiệu quả, tổ bảo vệ thường xuyên phối hợp lực lượng kiểm lâm, quân sự, công an xã để nắm tình hình thực tế. Lên phương án PCCC rừng, tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ, phát triển rừng; hướng dẫn từng hộ cách dọn thực bì, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp…

Từ đó, ý thức bảo vệ, phát triển rừng của người dân được nâng cao. Nhiều năm liền, xã Vạn Mai không xảy ra cháy rừng, không có hiện tượng phá rừng, săn bắt động vật hoang dã…

Và những nỗi niềm trăn trở

Ông Vì Anh Quang - Phó Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu - tâm sự, vào mùa mưa, sương mù dày đặc, tầm nhìn bị ảnh hưởng gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Đôi lúc kiểm tra nghe tiếng máy cưa nhưng tầm nhìn bị hạn chế, khó xác định được hướng cưa máy, không xác định được vị trí có tiếng cưa….

Nhiều khi kiểm lâm phụ trách những xã vùng sâu, vùng xa khi tuần tra rừng không có sóng điện thoại, điều kiện sinh hoạt, đi lại khó khăn… Có tình huống phải mật phục ban đêm tại những điểm hay xảy ra vi phạm, trực tiếp đối mặt với những đối tượng có sử dụng vũ khí tấn công, đe dọa đến tính mạng.

“Hiện Hạt Kiểm lâm Mai Châu đang quản lý hơn 40.000ha rừng, với 14 người. Có một nỗi trăn trở lớn nhất là hiện vùng 1 trên địa bàn không được hỗ trợ cơ chế, chính sách nào trong công tác quản lý, bảo vệ rừng… Điều này vừa là sự mong muốn, vừa là nỗi niềm chung của người dân Mai Châu cũng như làm công việc này trên cả nước” - ông Quang chia sẻ.

Theo ông Quang, lực lượng kiểm lâm địa bàn tích cực phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ rừng ở các vùng giáp ranh, mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời… nên tình trạng khai thác, lấn chiếm rừng giảm đáng kể.

Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu đã phát hiện xử lí 4 vụ lấn chiếm, phá rừng, 1 trường hợp đã đưa ra khởi tố.

Thời gian tới, Hạt kiểm lâm huyện tiếp tục tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát triển rừng. Tuyên truyền, vận động người dân có ý thức bảo vệ rừng bền vững.

HÙNG DÂN - TRẦN TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Quan hệ Việt - Lào hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện

AN THƯỢNG |

Đà Nẵng - Sáng 31.8, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN thành phố Đà Nẵng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt – Lào.

Sóc Trăng ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Anh |

Năm học 2022-2023, Sóc Trăng tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, bảo đảm các điều kiện phát triển giáo dục bền vững. 

Người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, phát triển, luôn hướng về đất nước

Hải Anh |

Có hai đặc điểm tôi nghĩ không bao giờ thay đổi ở bà con kiều bào, đó là truyền thống đoàn kết và tấm lòng hướng về quê hương, đất nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, chia sẻ. 

Quan hệ Việt - Lào hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện

AN THƯỢNG |

Đà Nẵng - Sáng 31.8, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN thành phố Đà Nẵng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt – Lào.

Sóc Trăng ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Anh |

Năm học 2022-2023, Sóc Trăng tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, bảo đảm các điều kiện phát triển giáo dục bền vững. 

Người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, phát triển, luôn hướng về đất nước

Hải Anh |

Có hai đặc điểm tôi nghĩ không bao giờ thay đổi ở bà con kiều bào, đó là truyền thống đoàn kết và tấm lòng hướng về quê hương, đất nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, chia sẻ.