Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Bước ngoặt lịch sử

Vương Trần |

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12.1972 là sự kiện lịch sử trọng đại và là kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Tầm nhìn chiến lược

Các mảnh xác máy bay B-52 của Mỹ bị quân dân Hà Nội bắn rơi trong 12 ngày đêm cuối tháng 12.1972 đã được thu gom và xếp đặt theo hình dạng vốn có với thân dài 49,05m, sải cánh 56,39m.

Đây là minh chứng cho thất bại thảm hại của Mỹ trong trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" hiện đang được trưng bày trong khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Chiến thắng B-52. Nửa thế kỷ trôi qua, các mảnh xác máy bay đã ngả màu, vật liệu sắt thép đã bị nắng mưa làm gỉ sét nhưng khách tham quan vẫn có thể hình dung được sức hủy diệt khủng khiếp của loại vũ khí này.

Một hiện vật khác đó là Ra-đa dẫn đường P-35 của Đại đội 45 Ra-đa, Trung đoàn Ra-đa 291, Quân chủng Phòng không-Không quân. Từ 1965, Đại đội 45 Ra-đa anh hùng đã liên tục lập công, đặc biệt, đêm 18.12.1972 là đơn vị phát hiện B-52 đầu tiên bay vào Hà Nội, kịp thời thông báo Sở chỉ huy và các trận địa phòng không sẵn sàng chiến đấu trận mở màn.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều hiện vật tại Bảo tàng Chiến thắng B-52. Thời gian càng lùi xa, nhưng qua những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, người xem có điều kiện nhận thức lại một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về tầm vóc to lớn của chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Qua những kỷ vật đó để kể về ý chí kiên cường, bất khuất, bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trung tướng Phạm Tuân - phi công bắn rơi máy bay B-52 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: T.Vương
Trung tướng Phạm Tuân - phi công bắn rơi máy bay B-52 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: T.Vương

Nhớ lại những ký ức về bầu trời khói lửa Hà Nội cách đây 50 năm về trước, Trung tướng Phạm Tuân - phi công bắn rơi máy bay B-52 trên bầu trời Hà Nội chia sẻ: Máy bay B-52 của Mỹ thời đó được coi là “Siêu pháo đài bay”, là một trong 3 loại vũ khí chiến lược của Mỹ lúc bấy giờ, gồm: B52, tàu ngầm nguyên tử và tên lửa hạt nhân. Đó là vũ khí chiến lược, hay còn gọi là “quả đấm thép” của Mỹ để triển khai cuộc chiến tranh hiện đại.

Theo Trung tướng Phạm Tuân, không phải đến cuối năm 1972, mà ngay từ 7 năm trước đó - năm 1965, khi đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, tiến hành "chiến tranh cục bộ” và bắt đầu sử dụng lực lượng ném bom chiến lược B52 trên chiến trường, trong một lần đến thăm bộ đội phòng không Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B-57, B-52 hay "bê” gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ, chứ nhiều hơn nữa, ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”.

Chính điều này đã rèn luyện cho chúng ta quyết tâm, nghiên cứu, tìm hiểu từ sớm cách đánh “pháo đài bay B-52” phù hợp với tình hình của chúng ta.

Bước ngoặt lịch sử

Theo Trung tướng Phạm Tuân, máy bay B-52 có thể mang được 30 tấn bom/chiếc. Mỗi khi xuất kích chiến đấu, B52 thường được nhiều máy bay khác bay cùng để yểm trợ như F4, F100, F111,… Mặt khác, hệ thống làm nhiễu sóng ra đa của các máy bay này rất tốt, nên chúng ta rất khó phát hiện ra B-52 để triển khai tấn công.

Mỗi lần không quân của ta xuất kích tại các sân bay chúng đều nắm được, ngoài ra hệ thống làm nhiễu của chúng rất tốt nên không quân của ta chưa thể bắn rơi được B-52. Nhưng không quân đã phối hợp với lực lượng phòng không rất tốt như: Không quân đánh vòng ngoài, tên lửa đánh vòng trong tại vị trí cách Hà Nội khoảng 40-50km.

Kể thêm về cách đánh B-52 ngày đó, ông cho biết, ban ngày các đội không quân của ta bay lên để đánh tất cả các loại máy bay như F4, F100, F111 để bảo vệ hệ thống tên lửa của ta dưới mặt đất. Khi họ bay lên, đội hình của chúng phải tản ra, nhiễu sóng ra đa cũng ít đi, giúp chúng ta bảo vệ mục tiêu dưới mặt đất, không quân đã làm tốt điều này.

“Các lực lượng đều rất quyết tâm. Không quân cũng rất quyết tâm đánh B-52. Chính vì ý chí quyết tâm như vậy nên sau nhiều ngày đêm, bộ đội tên lửa, bộ đội không quân cũng tập luyện để làm sao trong điều kiện khó khăn nhất chúng ta cũng tìm được cách đánh thắng quân giặc. Chúng ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp toàn dân đã tạo nên một chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta” - Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ.

Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng), nhìn nhận Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không là chiến thắng của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Qua 12 ngày đêm đọ sức, quân dân Việt Nam, không những không lúng túng trước đòn đánh phá ồ ạt mà còn tạo lưới lửa phòng không nhiều tầng, nhiều lớp dày đặc. Có 81 máy bay các loại của Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 máy bay B-52. Chiến thắng đó, thể hiện trí tuệ Việt Nam trước vũ khí công nghệ cao của địch.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trực tiếp đi tham quan, tìm hiểu và nắm tình hình thực tế về cơ sở vật chất, việc học tập, sinh hoạt, đời sống của 860 học sinh của 23 dân tộc đến từ 18 tỉnh, thành phố trong cả nước đang ở nội trú tại ký túc xá cũng như công tác chuyên môn của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ hướng về quê hương đất nước

Khánh Minh |

Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường tình đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau và hướng về quê hương đất nước. 

Hơn 200 hình ảnh Trường Sa hiên ngang, gần gũi trên nền tảng trực tuyến

Vương Trần |

Triển lãm trực tuyến “Trường Sa xanh” gồm 8 chủ đề: Lịch sử quần đảo Trường Sa; Dấu mốc chủ quyền của Quần đảo Trường Sa; Trường Sa hiên ngang; Nụ cười lính biển; Trường Sa quân với dân; Trường Sa thật gần; Vươn mầm Trường Sa; Trường Sa Xanh.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số

Thanh Hà |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trực tiếp đi tham quan, tìm hiểu và nắm tình hình thực tế về cơ sở vật chất, việc học tập, sinh hoạt, đời sống của 860 học sinh của 23 dân tộc đến từ 18 tỉnh, thành phố trong cả nước đang ở nội trú tại ký túc xá cũng như công tác chuyên môn của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương.

Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ hướng về quê hương đất nước

Khánh Minh |

Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường tình đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau và hướng về quê hương đất nước. 

Hơn 200 hình ảnh Trường Sa hiên ngang, gần gũi trên nền tảng trực tuyến

Vương Trần |

Triển lãm trực tuyến “Trường Sa xanh” gồm 8 chủ đề: Lịch sử quần đảo Trường Sa; Dấu mốc chủ quyền của Quần đảo Trường Sa; Trường Sa hiên ngang; Nụ cười lính biển; Trường Sa quân với dân; Trường Sa thật gần; Vươn mầm Trường Sa; Trường Sa Xanh.