Ấm tình đồng bào cộng đồng người Chăm Việt Nam ở Malaysia

Khánh Minh |

Cộng đồng người Chăm Việt Nam ở Malaysia đoàn kết, gắn bó và luôn hướng về quê hương đất nước.

Hồi đầu tháng 5, Ban liên lạc cộng đồng người Chăm Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức lễ hội Hari Raya tại Klang Selongor Darul Ehsan. Đây là lễ hội lớn nhất của người Hồi giáo trên toàn thế giới, đánh dấu kết thúc tháng lễ Ramadan.

Phát biểu với cộng đồng người Chăm tại lễ hội Hari Raya, Tham tán Nguyễn Hồng Sơn bày tỏ phấn khởi khi thấy bà con hội nhập tốt với nước sở tại, sống đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau.

Đây là lần đầu tiên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia chung tay cùng cộng đồng người Chăm tại Klang tổ chức lễ hội Hari Raya. Tham dự lễ hội về phía Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia có Tham tán Nguyễn Hồng Sơn và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán phụ trách cộng đồng và trưởng các cơ quan đại diện tại địa bàn.

Về phía người Chăm có ông Abu Bakar, trưởng tộc người Chăm tại Klang và khoảng 50 người Chăm sinh sống tại khu vực này. Đến chung vui với người Chăm còn có đại diện của các Ban liên lạc người Việt tại Klang, Penang và Johor và Hội phụ nữ Việt Nam tại Malaysia.

Ngay từ rất sớm, sân nhà ông Abu Bakar, 63 tuổi, tại Klang đã chật kín người, chủ yếu là chị em phụ nữ. Họ quây quần bên nhau để cùng nấu những món ăn truyền thống của người Chăm như bánh mặn, bánh ít, chả giò và đặc biệt hơn cả là bún cá lóc miền Tây. 

Phát biểu với cộng đồng người Chăm tại buổi lễ, Tham tán Nguyễn Hồng Sơn khẳng định Đại sứ quán luôn đồng hành cùng bà con và hỗ trợ tốt nhất có thể để bà con có cuộc sống ổn định và phát triển.

Tham tán Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh Đại sứ quán hết sức vui mừng và cảm kích khi thấy trong những dịp lễ hội gần đây được tổ chức tại Đại sứ quán như Giỗ tổ Hùng vương, Xuân Quê hương 2022, cộng đồng người Chăm đều cử đại diện tham dự trong những trang phục truyền thống.

Người Chăm cầu nguyện trước lễ hội Hari Raya. Ảnh: Khánh Minh
Người Chăm cầu nguyện trước lễ hội Hari Raya. Ảnh: Khánh Minh

Cô Ay Shah người Chăm - nhân viên văn phòng - cho biết đây là lần đầu tiên trong sáu năm cô sống tại Kuala Lumpur được tham dự lễ hội Hari Raya như thế này.

Cô không giấu được sự xúc động khi được biết Đại sứ quán đã đồng hành cùng cộng đồng người Chăm tổ chức lễ hội. Cô Ay Shah cho biết dù là người Chăm hay người Kinh đều là dân tộc Việt. Đồng bào Việt Nam dù có sống ở đâu cũng đều có sự hỗ trợ của Nhà nước Việt Nam thông qua Đại sứ quán tại nước sở tại. Cô bày tỏ niềm hạnh phúc khi nhìn thấy những món ăn quen thuộc.

Trong không khí phấn khởi của của buổi lễ Hari Raya, nhiều người Chăm cảm thấy ấm áp hơn khi nhận được những lời chúc phúc của đại diện các Ban liên lạc người Việt tại các bang, nhóm thiện nguyện Thương Lê cũng như lời mời đến sống và làm việc tại Johor của chị Phạm Thị Nhung - Giám đốc công ty Carpentra Code, sản xuất nội thất.

Cũng như Tết Nguyên đán, Hari Raya là dịp để mọi người đoàn tụ, sum vầy bên gia đình và gửi tới nhau những lời chúng vui vẻ và hạnh phúc.

Người dân tộc Chăm sống tại Malaysia có khoảng 2.000 người, chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất nhập cư Malaysia trước năm 1980 và nhóm nhập cư khoảng 10 năm gần đây.

Mặc dù có khoảng 2.000 người dân tộc Chăm sinh sống tại Malaysia, song với tinh thần đoàn kết, xây dựng một cộng đồng gắn kết, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã sớm có những kế hoạch chăm lo, bảo hộ đối với cộng đồng người Chăm.

Trong buổi lễ Xuân quê hương 2022 được tổ chức tại Đại sứ quán, Đại sứ Trần Việt Thái đã mời đại diện cộng đồng người Chăm tại Malaysia tham dự để lắng nghe tâm tư của cộng đồng thiểu số này, từ đó có những bước đi cụ thể nhằm thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho bà con ở nước ngoài, đặc biệt là người dân tộc.

Không chỉ cộng đồng người Chăm mà nhiều bà con người Việt ở Malaysia cũng đều xúc động khi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán đến tận nơi, về tận nhà hướng dẫn và giải quyết mọi vướng mắc, đúng như tinh thần mà Đại sứ Trần Việt Thái đã nhấn mạnh: “Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia luôn hỗ trợ bà con hết khả năng, mong bà con hội nhập với nước sở tại, sống tôn trọng pháp luật và đoàn kết”.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Cộng đồng người Việt tại Thái Lan gìn giữ bản sắc dân tộc

Khánh Minh |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thái Lan, nhấn mạnh rằng bà con hoà nhập tốt với sở tại nhưng vẫn giữ được bản sắc, làm cho người dân Thái Lan hiểu và dành tình cảm tốt đẹp cho Việt Nam.

Chủ tịch nước chúc mừng chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TPHCM

Song Minh |

Nhân dịp Phật đản Phật lịch 2566-DL 2022, ngày 14.5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, chúc mừng chức sắc, tăng ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Huê Nghiêm và chùa Minh Đạo, tại TPHCM.

Phật giáo tích cực đóng góp đưa Việt Nam vượt qua đại dịch, mở cửa trở lại

Hải Anh |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá cao vai trò và những cống hiến lớn của Phật giáo với tinh thần nhập thế đồng hành với dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Đặc biệt, trong 2 năm qua, các tôn giáo nói chung, trong đó có Phật giáo, đã tham gia hết sức tích cực bằng việc đóng góp vật chất, tinh thần, nhân lực, cùng với Đảng, Nhà nước vượt qua đại dịch COVID-19, đưa đất nước mở cửa trở lại.

Cộng đồng người Việt tại Thái Lan gìn giữ bản sắc dân tộc

Khánh Minh |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Thái Lan, nhấn mạnh rằng bà con hoà nhập tốt với sở tại nhưng vẫn giữ được bản sắc, làm cho người dân Thái Lan hiểu và dành tình cảm tốt đẹp cho Việt Nam.

Chủ tịch nước chúc mừng chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TPHCM

Song Minh |

Nhân dịp Phật đản Phật lịch 2566-DL 2022, ngày 14.5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm, chúc mừng chức sắc, tăng ni Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Huê Nghiêm và chùa Minh Đạo, tại TPHCM.

Phật giáo tích cực đóng góp đưa Việt Nam vượt qua đại dịch, mở cửa trở lại

Hải Anh |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá cao vai trò và những cống hiến lớn của Phật giáo với tinh thần nhập thế đồng hành với dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Đặc biệt, trong 2 năm qua, các tôn giáo nói chung, trong đó có Phật giáo, đã tham gia hết sức tích cực bằng việc đóng góp vật chất, tinh thần, nhân lực, cùng với Đảng, Nhà nước vượt qua đại dịch COVID-19, đưa đất nước mở cửa trở lại.