Đảng là điểm tựa vững chắc cho tổ chức Công đoàn

THIÊN BÌNH (THỰC HIỆN) |

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng phát triển sâu rộng và trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong đó, phát triển tổ chức Đảng tại khu vực này là vấn đề được Đảng quan tâm, chỉ đạo sát sao. Báo Lao Động đã phỏng vấn đồng chí Trương Thị Mai - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương - về vấn đề phát triển tổ chức Đảng tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Đồng chí Trương Thị Mai trao bằng khen cho cán bộ nữ tại Hội nghị biểu dương cán bộ nữ công tiêu biểu toàn quốc lần thứ hai do Tổng LĐLĐVN tổ chức (tháng 2.2019). Ảnh: PV
Đồng chí Trương Thị Mai trao bằng khen cho cán bộ nữ tại Hội nghị biểu dương cán bộ nữ công tiêu biểu toàn quốc lần thứ hai do Tổng LĐLĐVN tổ chức (tháng 2.2019). Ảnh: PV

Thưa đồng chí Trương Thị Mai, đồng chí đánh giá như thế nào về kết quả bước đầu của chủ trương phát triển Đảng tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà ở đó tổ chức Công đoàn là cầu nối?

- Hơn 90% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp ngoài nhà nước, vì vậy, công tác phát triển Đảng, hoạt động của công đoàn đối với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là mối quan tâm rất lớn của Đảng. Đến nay, có hơn 12.000 tổ chức cơ sở Đảng ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, hơn 180.000 đảng viên đang làm việc trong khu vực này. Con số này nếu so với năm 2010 tăng 6 lần, nhưng nếu so với số lượng lớn người lao động của doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước thì số đảng viên hiện có ở khu vực này còn rất thấp. 

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện được xem là khu vực động lực cho phát triển nền kinh tế và ngày càng trở thành khu vực đóng góp quan trọng nhất cho tăng trưởng. Để khu vực này phát triển, không chỉ là cơ chế, chính sách, pháp luật mà còn phải quan tâm mục tiêu xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định trong doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong đó chú trọng vai trò đại diện cho người lao động của tổ chức Công đoàn. Những năm tiếp theo, mục tiêu xây dựng Công đoàn vững mạnh là mục tiêu quan trọng. Sự vững mạnh của Công đoàn sẽ đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng để thực hiện tốt đối với người lao động trong các doanh nghiệp, đồng thời, phải tăng số lượng đảng viên trong các tổ chức công đoàn cơ sở, quan tâm lựa chọn cán bộ, đoàn viên Công đoàn, Đoàn Thanh niên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. 

Trong những năm gần đây, Đảng đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường phát triển tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị khác, đó là  Chỉ thị 07-CT/TW ngày 23.11.1996 của Bộ Chính trị, Kết luận 80-KL/TW ngày 29.7.2010 và Thông báo 22-TB/TW ngày 11.4.2017 của Ban Bí thư. Gần đây nhất, Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 18.3.2019 của Ban Bí thư về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân nhấn mạnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp và người lao động về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng; tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân. Đồng thời, thủ tục kết nạp đảng viên tại Điều 4 Điều lệ Đảng quy định ở những doanh nghiệp không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn cơ sở được giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú vào Đảng thay cho 1 người giới thiệu là đảng viên, tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn chủ động tham gia phát triển đảng viên.

Theo đồng chí, tổ chức Công đoàn cần làm gì trong thời gian tới để phát triển đảng viên tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh?

Trong nhiệm kỳ 2013 - 2018 Công đoàn đã giới thiệu hơn 300.000 đoàn viên công đoàn ưu tú để đảng xem xét kết nạp, trong đó hơn 270.000 đoàn viên ưu tú được đảng xem xét kết nạp. Đây là những con số thể hiện sự đóng góp quan trọng của Công đoàn cho Đảng. 

Với chức năng đại diện cho lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tập hợp đoàn kết phát triển tổ chức và phát triển đoàn viên công đoàn; cầu nối quan trọng giữa đảng và người lao động là đoàn viên công đoàn, Công đoàn cần có sự nỗ lực lớn hơn để đưa quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người lao động, động viên người lao động tham gia tích cực cho phát triển doanh nghiệp, nâng cao cuộc sống và góp phần cho phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, phát triển tổ chức, phát triển đảng viên, tạo nguồn để bồi dưỡng và giới thiệu cho Đảng.

Trong nhiệm kỳ 2018- 2023, Công đoàn đã xây dựng mục tiêu, mỗi năm tổ chức công đoàn cơ sở phải giới thiệu được ít nhất 1 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, phấn đấu doanh nghiệp có trên 10 người lao động sẽ có tổ chức công đoàn. Đây là mục tiêu quan trọng trước khi Việt Nam gia nhập Công ước 87 về quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền được tổ chức, là công ước cuối cùng trong 8 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Thời gian tới, các cấp công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ hơn, tạo sự tin cậy, đại diện thực chất cho người lao động trong quan hệ lao động, tham gia sâu sắc hơn vào quá trình quyết định chính sách liên quan đến người lao động, giám sát việc thực thi pháp luật, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ cho công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ký kết các thỏa ước lao động tập thể có lợi cho người lao động, tiến tới ký kết các thỏa ước lao động tập thể cấp khu vực, cấp ngành, thông qua liên kết tạo sức mạnh cho tổ chức công đoàn; tăng số tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động, gắn bó, chia sẻ, đồng hành nhiều hơn với người lao động trong cuộc sống, trong lao động.

Hoạt động công đoàn vững mạnh mới có thể có cán bộ, đoàn viên ưu tú, làm nòng cốt cho hoạt động, giới thiệu cho đảng xem xét, kết nạp ngày càng nhiều đảng viên hoạt động trong các doanh nghiệp. Những đảng viên xuất thân, trưởng thành từ phong trào công nhân, đứng vào hàng ngũ của Đảng sẽ góp phần đắc lực cho chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, làm cầu nối giữa Đảng với người lao động, củng cố niềm tin của người lao động với Đảng. Tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chính là điểm tựa vững chắc cho Công đoàn, có tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, đảm bảo định hướng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở, khẳng định vai trò của công đoàn đối với người lao động.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

THIÊN BÌNH (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

Thuyết phục người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn

BẢO HÂN – QUỲNH CHI |

Trước bối cảnh mới, Công đoàn Việt Nam phải đổi mới, chỉnh đốn mình, phải thuyết phục người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn. 

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”: Chi hơn 30 tỉ đồng, hàng chục nghìn công nhân được hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngày 8.12, Bộ Công an phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”.

Thuyết phục người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn

BẢO HÂN – QUỲNH CHI |

Trước bối cảnh mới, Công đoàn Việt Nam phải đổi mới, chỉnh đốn mình, phải thuyết phục người lao động bằng diện mạo mới của công đoàn. 

Hỗ trợ suất ăn cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ”: Chi hơn 30 tỉ đồng, hàng chục nghìn công nhân được hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngày 8.12, Bộ Công an phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”.