Phủ Vân Cát - nơi Thánh Mẫu giáng sinh lần thứ hai

Trang Thanh Hiền |

Nhân kỷ niệm lần thứ 467 năm ngày đản sinh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nhà xuất bản Thế giới ấn hành sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát - nơi Thánh Mẫu giáng sinh lần thứ hai”.

Cuốn sách chính thức ra mắt vào ngày 21.9 sẽ giúp độc giả có cơ hội nhìn nhận một cách mạch lạc về các vấn đề lịch sử của Phủ Vân Cát.

Sách được chia làm 5 phần gồm: Thánh tích giáng sinh tại Vân Cát; Nghệ thuật Kiến trúc; Nghệ thuật Điêu khắc Phủ Vân Cát; Nghi thức và lễ hội; Di sản Hán Nôm Phủ Vân Cát.

Đặc biệt, phần 2 và phần 3 của sách cũng chỉ rõ các giá trị đặc sắc, độc đáo thông qua việc phân tích các đặc điểm kiến trúc, tài khéo của cha ông, khiến công trình có vẻ đẹp cổ kính, mỹ lệ.

Sách do TS. Nguyễn Xuân Diện làm chủ biên, nhà xuất bản Thế giới phát hành. Ảnh: NXB
Sách do TS. Nguyễn Xuân Diện làm chủ biên, nhà xuất bản Thế giới phát hành. Ảnh: NXB

Tỉnh Nam Định được biết đến là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó trọng tâm là khu di tích Phủ Dầy, huyện Vụ Bản với gần 20 đền phủ lớn nhỏ phụng thờ Mẫu khói hương không dứt và trở thành nơi hành hương của thiện nam, tín nữ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong hệ thống di tích đó, Phủ Vân Cát là ngôi phủ đường bệ, cổ kính và có lịch sử lâu đời nhất, gắn liền với thần tích giáng sinh lần thứ hai của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây cũng là nơi quốc đảo dân cầu, với các nghi lễ đặc sắc được lưu truyền từ hàng trăm năm qua.

Phủ Vân Cát là một công trình kiến trúc khá độc đáo của thế kỷ XVIII - XIX. Đây có thể xem là công trình đặc sắc nhất còn lưu giữ được những giá trị cả về mặt kiến trúc cảnh quan đến các cấu kiện kiến trúc gỗ cũng như nghệ thuật chạm khắc trên đá.

Nếu so sánh về nghệ thuật kiến trúc đền phủ thờ Mẫu ở miền Bắc thì Phủ Vân Cát là công trình có kiến trúc và quy hoạch kiến trúc đẹp và cổ nhất hiện nay.

Trong hệ thống điêu khắc cổ Việt Nam, ba pho tượng đồng Tam Tòa Thánh Mẫu Phủ Vân Cát có thể xem là những kiệt tác hiếm hoi của nghệ thuật tượng thờ Đạo Mẫu cuối thế kỷ XVIII.

Về di sản tư liệu Hán Nôm, Phủ Vân Cát còn lưu giữ được nhiều bia đá khắc các bài văn bia của các tác gia Hán Nôm danh tiếng như: Long Cương Cao Xuân Dục, Đốc học Nguyễn Văn Tính, Vân Song Cư Sĩ; hệ thống hoành phi câu đối giàu giá trị tư liệu và văn chương, làm sáng rõ nhiều vấn đề về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, về lịch sử của di tích và tín ngưỡng thờ Mẫu tại di tích quan trọng này.

Trang Thanh Hiền
TIN LIÊN QUAN

Rộn ràng ngày Tết Độc lập ở cao nguyên Mộc Châu

Vân Anh - Đặng Tình |

Sơn La - Hàng nghìn người dân, du khách tham gia các hoạt động mừng Tết Độc lập và tuần lễ văn hóa, du lịch Mộc Châu năm 2024.

Lan tỏa ý nghĩa nhân văn trong chương trình Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc

Thanh Hương |

Chương trình giao lưu nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024 do Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Nghệ nhân nhí giữ hồn cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Kon Tum - Tuổi đời còn ít, nhưng nhiều trẻ em ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi đang từng ngày giữ hồn cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phát triển.

Rộn ràng ngày Tết Độc lập ở cao nguyên Mộc Châu

Vân Anh - Đặng Tình |

Sơn La - Hàng nghìn người dân, du khách tham gia các hoạt động mừng Tết Độc lập và tuần lễ văn hóa, du lịch Mộc Châu năm 2024.

Lan tỏa ý nghĩa nhân văn trong chương trình Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc

Thanh Hương |

Chương trình giao lưu nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024 do Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Nghệ nhân nhí giữ hồn cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Kon Tum - Tuổi đời còn ít, nhưng nhiều trẻ em ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi đang từng ngày giữ hồn cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phát triển.