Chùa biên giới đón nghìn khách vùng cao dự lễ Vu Lan

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Cứ vào tháng 7 Âm lịch hằng năm, hàng nghìn người lại tụ hội về chùa Linh Quang, Điện Biên (giáp biên giới Việt - Lào) để dự lễ Vu Lan báo hiếu.

Chùa Linh Quang nằm trên địa bàn xã biên giới Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 5km và cách biên giới Lào hơn 10km.
Chùa Linh Quang nằm trên địa bàn xã biên giới Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 5km và cách biên giới Lào hơn 10km. Ảnh: Thanh Bình
Lễ Vu Lan năm nay được tổ chức vào ngày 8.7 (Âm lịch), ngay từ sáng sớm, hàng nghìn phật tử và người dân từ khắp nơi đổ về đây để tham dự buổi lễ và bày tở lòng tri ân đến đấng sinh thành.
Lễ Vu Lan tại Chùa Linh Quang năm nay được tổ chức sớm vào ngày 8.7 Âm lịch (tức 11.8 Dương lịch), ngay từ sáng sớm, hàng nghìn phật tử và người dân từ khắp nơi đổ về đây để tham dự buổi lễ và bày tỏ lòng tri ân đến đấng sinh thành.
Trong chánh điện chùa Linh Quang, phật tử ngồi chật kín để nghe giảng về ý nghĩa của lễ Vu Lan, bông hồng cài áo và tụng kinh, niệm phật.
Trong chánh điện chùa Linh Quang, phật tử ngồi chật kín để nghe giảng về ý nghĩa của lễ Vu Lan, bông hồng cài áo và tụng kinh, niệm phật.
Dù trời mưa nặng hạt, nhưng có rất nhiều phật tử đã vượt quãng đường hàng chục km để về đây
Dù trời mưa nặng hạt, nhưng nhiều phật tử đã vượt quãng đường hàng chục km để về đây tham dự lễ Vu Lan, trong đó có rất nhiều phật tử là đồng bào dân tộc Thái.
Có mặt tại chùa từ sớm anh Nguyễn Văn Hùng - người dân TP Điện Biên Phủ cho biết: “Năm nào vào dịp Vu Lan tôi cũng có mặt, năm nay các phật tử đến cũng rất đông. Tôi mong rằng thông qua lễ Vu Lan báo hiếu sẽ lan tỏa nhiều hơn nữa đến tất cả mọi người về việc khắc ghi ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, ông bà và tổ tiên”.
Có mặt tại chùa từ sớm anh Nguyễn Văn Hùng - người dân TP Điện Biên Phủ cho biết: “Năm nào vào dịp Vu Lan tôi cũng có mặt, năm nay các phật tử đến cũng rất đông. Tôi mong rằng thông qua lễ Vu Lan báo hiếu sẽ lan tỏa nhiều hơn nữa đến tất cả mọi người về việc khắc ghi ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, ông bà và tổ tiên”.
Những gia đình có người thân mới mất, họ sẽ ghi tên, tuổi người nhà vào các  bài vị và tụng kinh, niệm phật.
Những gia đình có người thân mới mất, họ sẽ ghi tên, tuổi người nhà vào các bài vị và tụng kinh, niệm phật.
Lần đầu tiên tham dự lễ Vu Lan tại chùa, chị Lò Thị Thiên – dân tộc Thái, nhà cách chùa hơn 60 km ở huyện Mường Ảng, cho biết: “Từ sáng sớm, gia đình đã thuê xe về chùa để dự ngày của lòng hiếu thảo và tình thương. Khi được lắng nghe những lời thuyết giảng, tôi học được cách dung hoà đối nhân xử thế trong cuộc sống”.
Lần đầu tiên tham dự lễ Vu Lan, chị Lò Thị Thiên – dân tộc Thái, nhà ở huyện Mường Ảng, cách chùa hơn 60km , cho biết: “Từ sáng sớm, gia đình đã thuê xe về chùa để kịp dự ngày lễ của lòng hiếu thảo và biết ơn”.
Tại lễ Vu Lan, mỗi phật tử đều được cài lên ngực một bông hoa hồng, biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo.
Tại lễ Vu Lan, mỗi phật tử đều được cài lên ngực một bông hoa hồng, biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo.
Trong nghi thức cài hoa, hoa hồng đỏ thường được dành cho những ai còn cha còn mẹ, và hoa hồng trắng dành cho những ai đã mất cha mất mẹ.
Trong nghi thức cài hoa, hoa hồng đỏ được dành cho những ai còn cha còn mẹ, và hoa hồng màu trắng để cài lên ngực những ai cha mẹ đã không còn.
Đại đức Thích Nhuận Thanh - Phó Trưởng Ban Trị sự, Trưởng Ban Hoằng Pháp GHPGVN tỉnh Điện Biên, thuyết giảng: “Hôm nay, con xin cài bông hoa hồng đỏ, dù cha mẹ con vẫn còn hay đã mãi đi xa. Hoa hồng đỏ thắm không chỉ tượng trưng cho tình yêu, lòng biết ơn và sự tôn kính dành cho cha mẹ, mà còn là biểu tượng của niềm hy vọng, sức mạnh và tình cảm mãnh liệt…”.
Đại đức Thích Nhuận Thanh - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Điện Biên, cho biết: “Hoa hồng đỏ thắm không chỉ tượng trưng cho tình yêu, lòng biết ơn và sự tôn kính dành cho cha mẹ, mà còn là biểu tượng của niềm hy vọng, sức mạnh và tình cảm mãnh liệt…”.
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ báo hiếu quan trọng, được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước.
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ quan trọng được tổ chức vào trước rằm tháng 7 hàng năm. Đây là ngày lễ lớn của Phật giáo và thường được tổ chức ở hầu hết các ngôi chùa trong cả nước.
THANH BÌNH - QUANG ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Lan tỏa ý nghĩa nhân văn trong chương trình Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc

Thanh Hương |

Chương trình giao lưu nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024 do Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Nhiều sự kiện đón lễ Vu Lan tại Bảo tháp Tây Thiên

Thanh Hương |

Mùa lễ Vu Lan tại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) với nhiều sự kiện nghi lễ Phật giáo ý nghĩa.

Chương trình Vu Lan báo hiếu 2024 có nhiều hoạt động ý nghĩa

Thanh Hương |

Chiều 21.5, họp báo công bố thông tin về chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc 2024" được Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Lan tỏa ý nghĩa nhân văn trong chương trình Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc

Thanh Hương |

Chương trình giao lưu nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2024 do Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Nhiều sự kiện đón lễ Vu Lan tại Bảo tháp Tây Thiên

Thanh Hương |

Mùa lễ Vu Lan tại Bảo tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) với nhiều sự kiện nghi lễ Phật giáo ý nghĩa.

Chương trình Vu Lan báo hiếu 2024 có nhiều hoạt động ý nghĩa

Thanh Hương |

Chiều 21.5, họp báo công bố thông tin về chương trình "Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc 2024" được Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.