Xuất bản cuốn sách "Những thiếu nhi bên Bác ngày ấy"

Ái Vân |

Nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2023), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản cuốn sách “Những thiếu nhi bên Bác ngày ấy, chuyện kể về những thiếu nhi được chụp ảnh cùng Bác Hồ” của tác giả Kiều Mai Sơn.

Trong cuốn sách nhỏ này, tác giả Kiều Mai Sơn ghi lại sáu câu chuyện thú vị về những em bé vinh dự được chụp ảnh chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn tại thế.

Có em bé được chụp trong những dịp đại lễ như lễ mừng thọ Bác sáu mươi tuổi (lục tuần đại khánh), lễ kỉ niệm ngày thống nhất Mặt trận Việt Minh – Liên - Việt... Có em bé được chụp khi Bác tới thăm trại thiếu nhi. Cũng có khi, Bác đến thăm nhà, thấy cháu bé, Bác đã bế lên dỗ dành hoặc bón cơm ăn. Những cử chỉ thân mật đó thể hiện tình cảm của một người ông dành cho cháu nội, cháu ngoại trong gia đình.

Theo tác giả Kiều Mai Sơn, những em bé trong các bức ảnh ngày ấy, sau hơn bảy mươi năm, cũng đều đã trở thành ông bà nội, ông bà ngoại. Người cao tuổi nhất là bình luận viên bóng đá – nhà báo Trần Tiến Đức (sinh năm 1941). Có người cũng đã sắp bước sang tuổi tám mươi như bà Đặng Minh Châu, bà Vũ Thu Giang, bà Lê Thanh Định. Trẻ tuổi nhất có lẽ là ông Phan Tân Hội cũng đã dần tiến tới tuổi bảy mươi lăm ... 

Ba phần tư thế kỉ qua đi, cuộc sống có nhiều đổi thay đến không ngờ. Mỗi con người cũng có một cuộc sống riêng. Nhưng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, cương vị nào, những em bé - “Những thiếu nhi bên Bác Hồ ngày ấy” đều có chung niềm tự hào được chụp ảnh cùng Bác Hồ.

Niềm tự hào ấy đi theo các ông, các bà suốt chặng đường dài của một đời người. Nhiều người cũng không còn nữa để kể câu chuyện về mình trong những khuôn hình, những người còn sống giờ đây tóc đã bạc, tuổi đã cao, nhiều khi không khỏi tiếc nuối vì hồi đó còn bé quá nên trong kí ức non nớt của trẻ thơ đã không ghi lại được nhiều hơn, sinh động hơn những kỉ niệm về Bác Hồ. 

Cũng lại có người tiếc nuối vì còn một vài gương mặt trong ảnh mãi mà không nhận được ra. Nhưng dẫu thế nào thì tất cả vẫn là kí ức đẹp đẽ và đã trở thành điểm tựa để các nhân vật thiếu nhi trong ảnh suốt đời phấn đấu, học tập, xứng đáng với Bác kính yêu.

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua

Minh Hương |

Hà Nội - Ngày 17.2, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ban Quản lý Lăng) tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí nhằm thông tin về kết quả phối hợp tuyên truyền trong năm 2022 và một số định hướng trọng tâm công tác tuyên truyền năm 2023.

Chùa Tứ Giáp - nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân

Quang Việt |

Ngày 3.9.2022, UBND thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang) và Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức khánh thành chùa Tứ Giáp, nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Học Bác Hồ về trọng dụng người tài kiến quốc trong bối cảnh mới

Vương Trần thực hiện |

Trong những ngày đầu giành được chính quyền cách mạng, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vấn đề “kiến quốc” là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, đòi hỏi phải tập hợp được những người có đức, có tài cùng “gánh vác” việc nước. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư tưởng hòa hợp, thân dân trong thu hút và trọng dụng nhân tài. 

Đẩy mạnh hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua

Minh Hương |

Hà Nội - Ngày 17.2, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ban Quản lý Lăng) tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí nhằm thông tin về kết quả phối hợp tuyên truyền trong năm 2022 và một số định hướng trọng tâm công tác tuyên truyền năm 2023.

Chùa Tứ Giáp - nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân

Quang Việt |

Ngày 3.9.2022, UBND thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang) và Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức khánh thành chùa Tứ Giáp, nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Học Bác Hồ về trọng dụng người tài kiến quốc trong bối cảnh mới

Vương Trần thực hiện |

Trong những ngày đầu giành được chính quyền cách mạng, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vấn đề “kiến quốc” là nhiệm vụ vô cùng nặng nề, đòi hỏi phải tập hợp được những người có đức, có tài cùng “gánh vác” việc nước. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư tưởng hòa hợp, thân dân trong thu hút và trọng dụng nhân tài.