Nhân lực công nghệ mới: Trông chờ Nhà nước hay kỳ vọng doanh nghiệp?

THẾ LÂM |

Nguồn nhân lực công nghệ mới tại Việt Nam được cho là đang rất thiếu so với nhu cầu tuyển dụng dù mức lương cho các kỹ sư về AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật), ML (học máy)… khá cao.

Khát nhân lực công nghệ mới

Không phải thời điểm này mà từ năm 2019, tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI4VN) được tổ chức tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp tham gia đều bày tỏ rằng đang rất cần và thiếu nhân lực công nghệ mới về AI, Big Data, ML..

Thậm chí có một doanh nghiệp còn cho biết, phải “đỏ mắt” tìm kiếm săn đầu người trong 4 năm chỉ mới có được 3 nhân lực về AI.

Cũng năm đó, TopDev – một tổ chức chuyên khảo sát và nghiên cứu về nguồn nhân lực và việc làm, đã đưa ra một báo cáo, trong đó cho biết mức lương trung bình đối với kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến AI khoảng 1.844USD/tháng, tương đương khoảng 500 triệu đồng/năm.

Thế nhưng với mức lương này, doanh nghiệp vẫn khó tìm đủ nhân lực vì số lượng trên thị trường hiện rất giới hạn.

Từ đó tới nay, khoảng một năm rưỡi đã trôi qua, nhưng nguồn nhân lực công nghệ mới vẫn không đáp ứng nhu cầu về số lượng.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long – Giám đốc Công ty phát triển Công viên phần mềm Quang Trung – cho rằng: “Đội ngũ nhân lực trẻ của Việt Nam nắm bắt khá nhanh nhạy các công nghệ mới so với mặt bằng chung Đông Nam Á. Tuy nhiên, nguồn nhân lực công nghệ mới của Việt Nam có số lượng còn rất ít”.

Thúc đẩy từ đâu?

Một điều hiển nhiên là, muốn thúc đẩy các công nghệ mới để giành ưu thế cho nền sản xuất công nghiệp và thị trường, chỉ có một con đường là tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng và đáp ứng đủ về số lượng.

Để giải quyết “cơn khát” nhân lực công nghệ mới hiện nay, theo tiến sĩ Ngô Võ Kế Thành – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTPLab), một trong những giải pháp là thông qua các nhiệm vụ về khoa học công nghệ được Nhà nước đặt hàng cho các tổ chức khoa học công nghệ trung gian kết nối giữa khối đại học với doanh nghiệp để đào tạo chuyên sâu cho các học viên là những sinh viên sắp tốt nghiệp đại học, sinh viên đã tốt nghiệp, người đã đi làm… với các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế đứng lớp.

Các giải pháp về nhà thông minh (smart home) với nền tảng là công nghệ IoT của doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Vân Thu
Các giải pháp về nhà thông minh (smart home) với nền tảng là công nghệ IoT của doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Vân Thu

Những học viên này chính là nguồn nhân lực công nghệ mới bổ sung một cách thiết thực cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu.

Bên cạnh đó, theo tiến sĩ Thành, phía doanh nghiệp cũng có thể phối hợp với các tổ chức trung gian về khoa học công nghệ để đưa cán bộ, nhân viên đi đào tạo chuyên sâu trong nước thay vì phải đưa ra nước ngoài chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.

“Chi phí có thể theo công thức phía doanh nghiệp đóng góp 70%, cơ sở đào tạo đóng góp 30%. Như vậy, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí và còn lợi nhiều thứ khác”, tiến sĩ Thành cho biết.

Theo nghiên cứu của hãng tư vấn Kearney (Mỹ) và quỹ đầu tư EDBI thuộc Cơ quan phát triển kinh tế Singapore, riêng về công nghệ AI, suất đầu tư của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chỉ khoảng 2USD/người/năm trong giai đoạn 2015-2019. Chính vì thế, xã hội hóa việc đào tạo càng trở nên cần thiết và đúng hướng.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Viettel, VNPT, Vingroup, FPT, VNG… đã và đang có những đầu tư vào các công nghệ mới đặc biệt là AI, Cloud (công nghệ điện toán đám mây), IoT...

Các doanh nghiệp này cũng sẵn sàng cung cấp học bổng cho sinh viên được đào tạo chuyên sâu một số công nghệ mới, hoặc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp những ngành này với mức lương cao vượt trội.

THẾ LÂM
TIN LIÊN QUAN

Con trâu trong tâm thức người Việt

GS.TS BÙI QUANG THANH |

Là động vật có thực ngoài đời, ngang dọc nơi hoang dã, sau khi được thuần phục, con trâu đã trở thành đối tượng gần gũi, thân thiết với con người, gắn bó cùng sinh kế của nhiều cộng đồng người để dần trở thành một biểu tượng văn hóa, ẩn sâu vào tâm thức biết bao thế hệ sống chết với nghề nông trồng lúa nước ở nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới.

Tục cúng sao giải hạn đầu năm: Không giải được hạn

HUÂN CAO |

Trong giáo lý Phật giáo không có việc cúng sao giải hạn đầu năm, việc thành công hay thất bại mà chúng ta gặp trong đời đều do luật nhân quả chi phối, không có ngôi sao nào "giải" được việc này.

Tục cúng sao giải hạn đầu năm: Không giải được hạn

Huân Cao |

Trong giáo lý Phật giáo không có việc cúng sao giải hạn đầu năm, việc thành công hay thất bại mà chúng ta gặp trong đời đều do luật nhân quả chi phối, không có ngôi sao nào "giải" được việc này.

Con trâu trong tâm thức người Việt

GS.TS BÙI QUANG THANH |

Là động vật có thực ngoài đời, ngang dọc nơi hoang dã, sau khi được thuần phục, con trâu đã trở thành đối tượng gần gũi, thân thiết với con người, gắn bó cùng sinh kế của nhiều cộng đồng người để dần trở thành một biểu tượng văn hóa, ẩn sâu vào tâm thức biết bao thế hệ sống chết với nghề nông trồng lúa nước ở nhiều dân tộc, quốc gia trên thế giới.

Tục cúng sao giải hạn đầu năm: Không giải được hạn

HUÂN CAO |

Trong giáo lý Phật giáo không có việc cúng sao giải hạn đầu năm, việc thành công hay thất bại mà chúng ta gặp trong đời đều do luật nhân quả chi phối, không có ngôi sao nào "giải" được việc này.

Tục cúng sao giải hạn đầu năm: Không giải được hạn

Huân Cao |

Trong giáo lý Phật giáo không có việc cúng sao giải hạn đầu năm, việc thành công hay thất bại mà chúng ta gặp trong đời đều do luật nhân quả chi phối, không có ngôi sao nào "giải" được việc này.