Nghị quyết 68: Đã hỗ trợ 45.665 tỉ đồng cho doanh nghiệp, người lao động

Anh Thư |

Ngày 26.12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 và nhanh chóng lây lan trở thành đại dịch toàn cầu gây khủng khoảng y tế và xã hội, trong đó có Việt Nam.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ thống nhất quan điểm chỉ đạo, điều hành ngay từ đầu năm 2021 là kiên quyết thực hiện "mục tiêu kép" vừa khống chế, ngăn chặn dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế.

Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp năm 2020 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Chính phủ đã thảo luận, thống nhất cần tiếp tục ban hành các chính sách để kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 với 12 chính sách, bám sát 4 nguyên tắc cơ bản: Hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai minh bạch; thiết kế chính sách minh bạch, đơn giản, dễ tiếp cận nhất, thủ tục hành chính giảm tới 2/3 so với Nghị quyết 42/NQ-CP; bảo đảm chính sách có tính khả thi và mỗi đối tượng chỉ thụ hưởng một chính sách.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, ông Thanh cho hay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8.10.2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6.11.2022 sửa đổi bổ sung Quyết định số 23.

Sau 1 năm triển khai Nghị quyết 68, tính đến ngày 30.6.2022, cả nước đã hỗ trợ cho 36.434.593 người lao động, người dân, 394.440 đơn vị sử dụng lao động và 508.127 hộ kinh doanh với tổng số tiền là 45.665,263 tỉ đồng.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng ngay từ khâu xây dựng chính sách, tại Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết và đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng các tổ chức chính trị - xã hội vào cuộc giám sát.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã phát hiện có những vướng mắc, thiếu sót trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai, tuy nhiên đều có sự uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, bảo đảm việc thực hiện các chính sách đúng đối tượng, đúng chế độ, đến nay chưa phát hiện có hành vi trục lợi chính sách của các tổ chức và cá nhân.

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, tính đến ngày 30.6.2022, cả nước đã hỗ trợ cho gần 36,5 triệu người lao động, người dân, 394.000 đơn vị sử dụng lao động và 500.000 hộ kinh doanh với tổng số tiền là 45.600 tỉ đồng.

Lãnh đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, Nghị quyết số 68/NQ-CP được ban hành nhanh chóng, kịp thời, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho đời sống người dân, người lao động và người sử dụng lao động trước tác động của đại dịch.

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp, tiểu thương, người lao động đều đối diện khó khăn

THUỲ TRANG |

Tăng giá bán điện lên 5% sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân và chính các doanh nghiệp chứ không riêng gì người lao động, công nhân. Nhưng, với mức lương thấp, lao động tại Đà Nẵng đa số là ngoại tỉnh phải dè sẻn từng đồng để chi phí sinh hoạt, tiền trọ. Đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tình trạng mất việc, giảm giờ làm do thiếu đơn hàng khi Tết đang cần kề càng khiến câu chuyện tăng giá điện càng chồng chất thêm nỗi lo cho người lao động.

Hơn 64 tỉ đồng chăm lo Tết cho người lao động

LÂM ĐIỀN |

Các cấp Công đoàn tỉnh An Giang tập trung hơn 64 tỉ đồng chăm lo Tết cho người lao động.

Nắm bắt tình hình người lao động mất việc để có giải pháp xử lý kịp thời

Vương Trần - Phạm Đông |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, một trong những nhiệm vụ thời gian tới đó là nắm bắt tình hình người lao động mất việc làm tại các khu công nghiệp, các ngành, lĩnh vực thâm dụng lao động để có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Doanh nghiệp, tiểu thương, người lao động đều đối diện khó khăn

THUỲ TRANG |

Tăng giá bán điện lên 5% sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân và chính các doanh nghiệp chứ không riêng gì người lao động, công nhân. Nhưng, với mức lương thấp, lao động tại Đà Nẵng đa số là ngoại tỉnh phải dè sẻn từng đồng để chi phí sinh hoạt, tiền trọ. Đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tình trạng mất việc, giảm giờ làm do thiếu đơn hàng khi Tết đang cần kề càng khiến câu chuyện tăng giá điện càng chồng chất thêm nỗi lo cho người lao động.

Hơn 64 tỉ đồng chăm lo Tết cho người lao động

LÂM ĐIỀN |

Các cấp Công đoàn tỉnh An Giang tập trung hơn 64 tỉ đồng chăm lo Tết cho người lao động.

Nắm bắt tình hình người lao động mất việc để có giải pháp xử lý kịp thời

Vương Trần - Phạm Đông |

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, một trong những nhiệm vụ thời gian tới đó là nắm bắt tình hình người lao động mất việc làm tại các khu công nghiệp, các ngành, lĩnh vực thâm dụng lao động để có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.