CNLĐ Bình Dương gặp khó khăn, nguy cơ tín dụng đen bùng phát

ĐÌNH TRỌNG |

Do tác động xấu của dịch bệnh và tình hình thế giới đã ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động nhập cư tại Bình Dương. Nhiều gia đình công nhân gặp khó khăn, không biết cách tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ rất dễ sập bẫy vay nặng lãi và đây là điều kiện để “tín dụng đen” bùng phát trở lại.

Nhiều người thành nạn nhân của tín dụng đen

Sau thời gian xảy ra dịch bệnh COVID-19, nạn “tín dụng đen” ở Bình Dương ngày càng biến tướng nguy hiểm khiến nhiều người sập bẫy, trở thành “con nợ”. Theo ghi nhận, các đối tượng cho vay không chỉ tiếp cận người vay qua các hình thức như rải tờ rơi quảng cáo, mà còn cho vay qua app với hình thức đơn giản nhưng hậu quả phức tạp. Khi người vay mất khả năng chi trả sẽ bị đối tượng gọi điện thoại gây rối, khủng bố tinh thần, đe dọa để đòi nợ.

Đáng chú ý là việc đối tượng gọi điện đe dọa những người không liên quan, không có trách nhiệm trả nợ như người thân, bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp... của người vay nợ, từ đó gây phiền hà, bức xúc và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương.

Đơn cử như trường hợp xảy ra với với anh L.Q.M - sinh năm 1986, đang làm việc trong KCN VSIP tỉnh Bình Dương. Theo anh L.Q.M thời điểm tháng 6.2022, anh liên tục bị các đối tượng đòi nợ, khủng bố tinh thần yêu cầu anh phải thanh toán khoản vay trả góp mua điện thoại là 13,2 triệu đồng. Tuy đã khẳng định là không vay, nhưng các đối tượng vẫn gọi điện đòi nợ. Không chỉ riêng cá nhân anh L.Q.M bị làm phiền, các đối tượng còn tìm về nhà làm phiền người thân và tìm đến tận công ty của anh L.Q.M. Đối tượng đòi nợ gây phiền toái cho cán bộ nhân sự, người của công ty. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm của anh L.Q.M. Công ty yêu cầu anh phải giải quyết việc cá nhân không được làm ảnh hưởng đến công ty. Chỉ đến khi được sự hỗ trợ của phóng viên Báo Lao Động, đưa anh M và bên đòi nợ ra cơ quan công an để làm rõ, thì việc đòi nợ theo hình thức khủng bố mới được chấm dứt.

Trong khi đó, tại thị xã Bến Cát, là địa phương đông công nhân lao động. Năm 2022, công an đã phá nhiều vụ tín dụng đen tại đây. Chị Phạm Thị Ngọc Tuyền  (sinh năm 1985, ngụ phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) từng là nạn nhân của các đối tượng cho vay nặng lãi. Theo hồ sơ điều tra từ tháng 9.2020, chị Phạm Ngọc Tuyền gặp khó khăn vay nóng nhiều lần của đối tượng cho vay nặng lãi với số tiền gốc là 90 triệu đồng. Đối tượng tính lãi suất từ 6% - 24% một ngày (tương đương 2.160% đến 8.640% một năm). Chu kỳ lấy lãi là từ 5 ngày, 10 ngày hoặc 1 tháng. Từ số tiền gốc ban đầu do không trả lãi kịp nên đối tượng cho vay đã cộng dồn tiền lãi thành tiền vay, cả tiền lãi và tiền vay hơn 10 tỉ đồng. 

Người lao động khó khăn dễ sập bẫy tín dụng đen

Hiện tại, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương gặp khó khăn: Bị giảm đơn hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp buộc phải cắt giảm giờ làm, cắt giảm lao động. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động nhập cư.

LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2022, có khoảng 300.000 NLĐ bị tác động xấu về việc làm. Những tháng cuối năm, thu nhập eo hẹp khiến nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhiều gia đình công nhân chỉ sinh sống bằng một phần lương 5,6-7 triệu đồng/tháng. Qua năm 2023, nhiều lao động trở lại Bình Dương sau Tết để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên số lượng tuyển dụng đầu năm có hạn khiến công nhân tìm việc khó khăn, phải đi nhiều nơi và chờ đợi thời gian nộp hồ sơ. Có những trường hợp chưa tìm được việc làm không có chi phí trả tiền thuê trọ phải ghi nợ chủ nhà. 

Trong bối cảnh khó khăn, công nhân lao động phải đi cầm cố tài sản (điện thoại, xe máy) hoặc đi vay mượn để trang trải cuộc sống. Đây là điều kiện để những đối tượng cho vay nặng lãi tìm kiếm nạn nhân và vì vậy công nhân lao động dễ sập bẫy tín dụng đen.

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Sơn La: Mỗi năm hỗ trợ hàng nghìn đoàn viên

KHÁNH LINH |

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Sơn La đã vượt qua khó khăn, chăm lo tốt hơn cho đời sống công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

3.602 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở ký kết thoả ước lao động tập thể

Ngọc Ánh |

Chiều 17.2, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa LĐLĐ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025. 

Khen thưởng gương người tốt, việc tốt cho ba đoàn viên công đoàn hàng không

Minh Hương |

3 đoàn viên thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (Tổng Công ty Hàng không Việt Nam) được khen thưởng tấm gương người tốt, việc tốtvì trả lại tiền mặt bỏ quên cho khàng hàng; có nhiều sáng kiến trong công việc.

Công đoàn Sơn La: Mỗi năm hỗ trợ hàng nghìn đoàn viên

KHÁNH LINH |

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Sơn La đã vượt qua khó khăn, chăm lo tốt hơn cho đời sống công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

3.602 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở ký kết thoả ước lao động tập thể

Ngọc Ánh |

Chiều 17.2, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa LĐLĐ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025. 

Khen thưởng gương người tốt, việc tốt cho ba đoàn viên công đoàn hàng không

Minh Hương |

3 đoàn viên thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (Tổng Công ty Hàng không Việt Nam) được khen thưởng tấm gương người tốt, việc tốtvì trả lại tiền mặt bỏ quên cho khàng hàng; có nhiều sáng kiến trong công việc.